Thursday, 21/11/2024

Những dấu hiệu cơ thể thiếu sắt

20:05 23/09/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Người thiếu máu do thiếu sắt da nhợt nhạt, có thể xuất hiện cơn mệt mỏi bất thường, khó thở khi thực hiện hoạt động thường ngày như đi bộ, tập thể dục...

Thực tế, có nhiều loại thiếu máu khác nhau nhưng thiếu máu do thiếu sắt phổ biến, xảy ra ở hầu hết lứa tuổi. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này như: chế độ ăn uống không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày; bệnh viêm ruột (IBD) hoặc bệnh celiac; tăng nhu cầu sắt khi mang thai; mất máu do kinh nguyệt ra nhiều hoặc chảy máu trong; viêm loét dạ dày, bệnh trĩ, ung thư ruột hoặc dạ dày. Dưới đây là những biểu hiện thường gặp khi cơ thể thiếu sắt, theo Healthline.

Mệt mỏi bất thường

Cơ thể cần sắt để tạo ra hemoglobin - một loại protein trong các tế bào hồng cầu giúp vận chuyển oxy qua các mạch máu. Nếu cơ thể không có đủ hemoglobin, các mô, cơ sẽ không nhận đủ oxy để hoạt động hiệu quả. Trái tim cũng phải làm việc nhiều hơn, điều này khiến cơ thể mệt mỏi.

Thực tế, mệt mỏi là biểu hiện thường gặp với nhiều người bận rộn nên khó để chẩn đoán thiếu sắt nếu chỉ dựa vào triệu chứng này. Tuy nhiên, mệt mỏi liên quan đến thiếu sắt có thể đi đôi với suy nhược, cáu kỉnh, khó tập trung.

Da nhợt nhạt hơn bình thường

Da nhợt nhạt là triệu chứng phổ biến của thiếu sắt. Hemoglobin trong tế bào hồng cầu giúp cho máu có màu đỏ. Nồng độ hemoglobin thấp do thiếu sắt làm cho máu có màu đỏ nhạt hơn. Một nghiên cứu ở trẻ em từ 6-11 tuổi cho thấy, xanh xao liên quan đến thiếu sắt có thể biểu hiện khắp cơ thể hoặc chỉ giới hạn ở một vùng như: nướu răng, bên trong môi hoặc mí mắt dưới, móng tay.

Biểu hiện da xanh xao thường là một trong những tiêu chí bác sĩ sẽ xem xét về tình trạng thiếu sắt. Tuy nhiên, điều này cần được xác nhận chính xác bằng xét nghiệm máu.

Khó thở

Nếu bạn cảm thấy khó thở khi thực hiện các công việc hàng ngày như đi bộ, leo cầu thang hoặc tập thể dục có thể do cơ thể thiếu sắt. Hemoglobin cho phép các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Khi nồng độ hemoglobin thấp do thiếu sắt, nồng độ oxy cũng thấp. Điều này có nghĩa là cơ bắp sẽ không nhận đủ oxy để thực hiện các hoạt động bình thường, chẳng hạn như đi bộ. Kết quả là nhịp thở sẽ tăng lên khi cơ thể cố gắng lấy thêm oxy.

Nhức đầu

Thực tế, có nhiều nguyên nhân gây ra đau đầu nhưng những cơn đau thường xuyên, tái phát có thể là triệu chứng của thiếu sắt, đặc biệt ở những người đang trong thời gian hành kinh. Các nhà nghiên cứu cho rằng, có một số yếu tố tác động bao gồm mối quan hệ giữa chức năng dopamine bị thay đổi và mức độ estrogen.

Nhức đầu, mệt mỏi bất thường có thể là dấu hiệu của thiếu sắt. Ảnh: Freepik

Da và tóc hư tổn

Thiếu sắt làm giảm nồng độ hemoglobin trong máu, điều này có thể làm giảm lượng oxy có sẵn cho các tế bào. Thiếu sắt cũng liên quan đến rụng tóc.

Tim đập nhanh

Nhịp tim đập nhanh là một triệu chứng khác của thiếu máu do thiếu sắt, có thể liên quan đến việc cung cấp oxy. Hemoglobin là protein trong các tế bào hồng cầu giúp vận chuyển oxy xung quanh cơ thể. Khi thiếu sắt, lượng hemoglobin thấp có nghĩa là tim phải làm việc nhiều hơn để vận chuyển oxy. Điều này có thể dẫn đến nhịp tim không đều hoặc cảm giác tim đập nhanh bất thường.

Do đó, thiếu sắt có thể làm trầm trọng thêm các tình trạng ảnh hưởng đến tim, chẳng hạn như suy tim và bệnh mạch vành.

Sưng, đau lưỡi hoặc miệng

Thiếu sắt cũng có thể gây ra các triệu chứng khác xung quanh miệng chẳng hạn như: khô miệng, vết nứt đỏ ở khóe miệng, loét miệng.

Móng tay giòn hoặc hình thìa

Một triệu chứng ít phổ biến hơn của thiếu sắt là móng tay giòn hoặc hình thìa. Tình trạng này còn gọi là koilonychia. Thông thường, dấu hiệu đầu tiên là móng tay giòn, dễ gãy và nứt. Trong các giai đoạn sau của tình trạng thiếu sắt, móng tay hình thìa có thể xuất hiện, nghĩa là phần giữa móng tay lõm xuống, các cạnh nhô cao lên trông tròn trịa như chiếc thìa. Tuy nhiên, đây là một tác dụng phụ hiếm gặp, chỉ xảy ra ở khoảng 5% những người bị thiếu sắt nghiêm trọng.

 

Theo báo Vnexpress

https://vnexpress.net/nhung-dau-hieu-co-the-thieu-sat-4491730.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke