Thursday, 21/11/2024

4 thay đổi cần làm để trẻ hết táo bón

19:49 23/09/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Thay đổi chế độ ăn, cách sinh hoạt, chăm sóc… là những điều phụ huynh cần làm để giúp trẻ cải thiện tình trạng táo bón.

Táo bón là tình trạng trẻ có tần suất đi đại tiện ít hơn so với mức tiêu chuẩn, phân rắn, khô. Tình trạng gây đau rát cho bé trong quá trình đi vệ sinh. Hậu môn thường bị sưng đỏ, thậm chí rớm máu. Khoảng cách giữa các lần đi đại tiện của trẻ thường kéo dài.

Theo BS.CKII Đinh Thị Kim Liên - Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, trẻ nhỏ ở mỗi độ tuổi khác nhau thường có số lần đi vệ sinh khác nhau theo ngày, tuần. Ví dụ, bé dưới 12 tháng tuổi thường đi vệ sinh từ 2-3 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu trẻ chỉ đi một lần mỗi ngày nhưng phân không khô cứng, không gây đau rát, khối lượng bình thường thì không phải là biểu hiện trẻ táo bón. Trẻ từ 12 tháng tuổi thường đi vệ sinh ít nhất một lần mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu bé đi nhiều lần, mà phân ít, khô rắn cũng là dấu hiệu. Bác sĩ Kim Liên đưa ra một số lưu ý phụ huynh cần thực hiện để giúp trẻ cải thiện tình trạng:

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng: Đối với trẻ đang bú mẹ, cần đánh giá trẻ đã uống đủ lượng sữa mỗi ngày chưa. Mẹ cũng cần điều chỉnh lại chế độ ăn của mình, hạn chế những thực phẩm cay nóng, đồ uống có chất kích thích. Người mẹ cũng cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là chất xơ từ rau củ quả và uống đủ nước mỗi ngày.

Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ em. Ảnh: Shutterstock

Đối với trẻ uống sữa công thức, bố mẹ nên pha sữa đúng tỷ lệ theo hướng dẫn, tư vấn chuyên gia để lựa chọn loại sữa dễ tiêu hóa, phù hợp với trẻ. Với bé từ 6 tháng tuổi trở lên bắt đầu ăn dặm, nguy cơ bị táo bón sẽ càng cao. Phụ huynh nên chọn thức ăn mềm, dễ nhai sau đó điều chỉnh độ đặc của thức ăn theo sự phát triển của trẻ. Mẹ hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm quá đặc cứng, giàu chất đạm khó tiêu hóa. Ngoài ra, bố mẹ nên cho con ăn các chất xơ hòa tan có nhiều trong hoa quả để giúp tiêu hóa dễ dàng.

Bổ sung đủ nước cho trẻ mỗi ngày theo gợi ý: Trẻ 6 -12 tháng thì cần từ 1/2 đến một ly nước mỗi ngày (ly là 250 ml), bé một tuổi thì cần một ly nước mỗi ngày, trẻ 2 tuổi thì 2 ly nước mỗi ngày, trẻ 3, 4 tuổi thì cần 3, 4 ly nước mỗi ngày.

Ăn uống cân bằng, ưu tiên chất xơ là một cách giúp trẻ cải thiện táo bón. Ảnh: Shutterstock

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt: Ba mẹ nên tập cho trẻ đi vệ sinh vào thời gian cố định sau các bữa ăn bằng cách nhắc nhở và khuyến khích trẻ mỗi ngày. Thời gian đi vệ sinh có thể là sau bữa sáng hoặc bữa tối. Tư thế đi vệ sinh đúng là ngồi giữ hai đầu gối cao hơn phần hông, ví dụ cho trẻ dẫm chân lên ghế khi ngồi bệ cầu.

Gia đình khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn bằng cách cho trẻ tham gia các trò chơi hoặc tập thể dục, thể thao. Thói quen vận động cải thiện thể lực, tăng khả năng phát triển cho trẻ nhỏ, giúp kích thích cơ bụng, cơ hậu môn vận động tốt hơn, giúp cải thiện tình trạng táo bón.

Điều chỉnh cách chăm sóc trẻ: Để giảm tình trạng táo bón của trẻ, bố mẹ có thể thực hiện động tác massage đơn giản bằng cách nhẹ nhàng xoa bụng trẻ từ phải qua trái theo chiều kim đồng hồ. Để động tác massage có hiệu quả, bố mẹ nên xoa từ 3-4 lần trong khoảng cách giữa hai bữa ăn. Cha mẹ không thực hiện động tác này ngay sau khi bé ăn xong.

Ngoài ra, bố mẹ nên theo dõi thói quen đi vệ sinh của trẻ, lập bảng biểu, ghi chú thời gian cụ thể để nắm bắt chính xác tình trạng của trẻ. Trong trường hợp trẻ bị táo bón, nứt kẽ hậu môn thì bố mẹ cần vệ sinh thật sạch hậu môn cho bé sau mỗi lần đi vệ sinh.

Điều chỉnh với thuốc uống: Phụ huynh chỉ nên sử dụng thuốc điều trị táo bón cho con sau khi đã cải thiện chế độ ăn nhưng không thuyên giảm. Bất kỳ thuốc nào dùng cho trẻ cũng cần đưa trẻ đi khám và được bác sĩ tư vấn, chỉ định. Những thuốc có thể được dùng bao gồm thuốc làm mềm phân, thuốc hỗ trợ nhu động ruột, kích thích tiêu hoá, thuốc nhuận tràng, thuốc đút hậu môn.

Nguyên nhân trẻ táo bón thường gặp là nhóm nguyên nhân chức năng, bao gồm chế độ dinh dưỡng không khoa học, trẻ uống sữa công thức không phù hợp, pha không đúng cách, thường nhịn đi vệ sinh, căng thẳng hoặc ít vận động, do lạm dụng thuốc... Nhóm nguyên nhân bệnh lý thường ít gặp hơn, bao gồm việc trẻ có thể mắc các bệnh lý như: phình đại tràng bẩm sinh, cường giáp, viêm đại tràng, bất thường tại đường ruột, bệnh lý xung quanh hậu môn, bệnh lý cột sống...

 

Theo báo Vnexpress

https://vnexpress.net/4-thay-doi-can-lam-de-tre-het-tao-bon-4514897.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke