Friday, 26/04/2024

Cách ăn thịt đỏ mà không tăng mỡ máu

19:36 23/09/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Chuyên gia cho rằng người cholesterol cao vẫn có thể ăn thịt đỏ nếu chọn miếng nạc, đồng thời duy trì chất béo bão hòa ở mức thấp trong món ăn.

Tiến sĩ y khoa Amy Goodson, tác giả cuốn The Sports Nutrition, cho rằng có thể ăn thịt đỏ khi cơ thể có lượng cholesterol cao. Nhận định này trái ngược với quan niệm phổ biến là mọi người không thể ăn thịt đỏ khi mỡ máu cao.

"Vấn đề nằm ở việc phần thịt đỏ đó như thế nào, khẩu phần ăn và loại thực phẩm ăn kèm. Nhiều người đổ lỗi cho một loại thức ăn gây ra bệnh tật, sự thật lại nằm ở chất lượng của toàn bộ bữa ăn", tiến sĩ Goodson nói.

Quan điểm thịt đỏ có hại cho sức khỏe tim mạch xuất phát từ một nghiên cứu cho thấy chất béo bão hòa có thể làm tăng cholesterol. Loại chất béo này có nhiều trong thịt đỏ, do đó nhiều người cho rằng thịt đỏ là ý tưởng tồi cho những ai muốn giảm cholesterol. Tuy nhiên, có những phần thịt nạc chứa ít chất béo bão hòa hơn. Đó là lý do tiến sĩ Goodson nghĩ vấn đề nằm ở miếng thịt mỡ hay nạc.

Ví dụ, giới khoa học đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu chế độ ăn kiêng tối ưu với thịt bò (còn gọi BOLD) - gồm rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và một lượng nhỏ thịt bò nạc. Họ xem xét lượng thịt bò nạc khác nhau ảnh hưởng thế nào đến nhóm người trưởng thành có mức cholesterol khá cao.

Các tình nguyện viên chia thành hai nhóm. Một nhóm ăn trung bình 113 g thịt bò mỗi ngày, còn nhóm thứ hai ăn trung bình 153 g thịt bò mỗi ngày. Lượng calo từ chất béo bão hòa trong khẩu phần của cả hai nhóm đều dưới 7%. Kết quả cho thấy mỡ máu trong cả hai nhóm đều giảm từ 10% trở lên. Điều này có nghĩa người cholesterol cao vẫn có thể ăn thịt đỏ nếu chọn thịt nạc, ít chất béo bão hòa.

Các loại thịt đỏ. Ảnh: Timolina on Freepik

Một nghiên cứu khác từ Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ vào năm 2021, cho biết người ăn thịt bò nạc ít chất béo bão hòa vẫn kiểm soát được lượng cholesterol của cơ thể.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, miếng thịt bò nạc nặng 3,5 ounce (khoảng 100 g) chứa gần 4,5 g chất béo bão hòa; miếng thịt bò siêu nạc cung cấp gần 2 g chất béo bão hòa cho mỗi khẩu phần. Do đó, Bộ này khuyến cáo mọi người cần xem nhãn dinh dưỡng trước khi mua thực phẩm. Cơ quan này cũng phân loại mức độ nạc vào các vị trí cắt như phần thăn, bắp, dải lưng bò.

Nếu bạn cần kết hợp thịt bò nạc trong bữa ăn giàu chất dinh dưỡng, Goodson khuyên hãy thử ăn với cơm gạo lứt, hạt quinoa, cải xoăn, bông cải xanh, cà rốt, ớt chuông đỏ, quả bơ.

 

Theo báo Vnexpress

https://vnexpress.net/cach-an-thit-do-ma-khong-tang-mo-mau-4507096.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke