Friday, 26/04/2024

Tại sao bị chuột rút chân vào ban đêm?

20:29 15/12/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Một số tình trạng như mất nước, mỏi cơ do tập luyện, thiếu dinh dưỡng hay tư thế ngủ sai… có thể gây ra chuột rút cơ vào ban đêm.

Chuột rút ở chân là hiện tượng co thắt cơ đặc biệt có thể kéo dài vài giây đến vài phút, thường xảy ra tại bắp chân, bàn chân hoặc đôi khi ở gân kheo. Kết quả nghiên cứu năm 2012 đăng trên tạp chí Viện bác sĩ gia đình Mỹ chỉ ra, có tới 60% người trưởng thành gặp tình trạng chuột rút chân vào ban đêm.

Một số yếu tố dưới đây có thể là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng chuột rút khi ngủ:

Tư thế ngủ

Thống kê cho thấy, khi nằm sấp, mặt úp xuống giường, chân thường ở tư thế gập lòng bàn chân, ngón chân hướng ra ngoài khiến cơ bắp chân bị co lại. Khi chân đặt ở tư thế này trong thời gian dài ngay cả một chuyển động nhỏ cũng có thể gây ra chuột rút.

Nằm ngủ nghiêng, kê chân cao hoặc ở một số tư thế khác giữ cho các ngón chân ở trạng thái ổn định có thể tốt hơn cho các cơ này.

Thời tiết

Có nghiên cứu chứng minh, chứng chuột rút ở chân vào ban đêm phổ biến hơn vào mùa hè so với mùa đông. Dù không đúng với tất cả mọi người, tần suất của những cơn chuột rút này có xu hướng lên đến đỉnh điểm vào giữa tháng 7 và bùng phát vào giữa tháng 1.

Tiến sĩ, bác sĩ Garrison, Phó giáo sư kiêm Trưởng khoa Y tế gia đình của Đại học Alberta (Canada) đồng thời là tác giả nghiên cứu trên cho biết những cơn chuột rút cơ không phải do rối loạn cơ mà bởi các vấn đề về thần kinh, cụ thể là các dây thần kinh chạy từ cột sống xuống bắp chân gây ra.

Lý giải nguyên nhân hiện tượng này phổ biến hơn vào mùa hè, bác sĩ Garrison cho biết, các dây thần kinh có thể hoạt động tích cực hơn vào mùa hè do lượng vitamin D cao hơn (dễ đạt đỉnh điểm do tiếp xúc nhiều ánh nắng). Vì vậy, cơ thể bạn có thể "tăng tốc" sửa chữa những vấn đề liên quan đến thần kinh và có thể gây ra những cơn chuột rút này.

Chuột rút chân ban đêm có xu hướng gia tăng vào mùa hè do sự hấp thu vitamin D từ ánh nắng mặt trời tác động tới dây thần kinh. Ảnh: Pinterest

Mất nước

Có một số bằng chứng cho thấy tình trạng mất nước làm gia tăng chứng chuột rút về đêm. Mất nước có thể dẫn tới sự mất cân bằng điện giải trong máu và là một nguyên nhân gây ra chuột rút.

Yếu tố này cũng có thể lý giải cho việc chuột rút chân phổ biến hơn vào mùa hè. Đây là thời điểm nhiệt độ và sự cân bằng chất lỏng có sự thay đổi và cũng có ảnh hưởng đến hiện tượng chuột rút.

Tập luyện quá sức

Tập luyện quá sức từ lâu đã được cho là có liên quan đến chứng chuột rút cơ bắp. Sự quá tải và mỏi cơ xương có thể dẫn đến chuột rút cục bộ ở các sợi cơ làm việc quá sức. Điều này xảy ra ở cả những vận động viên chuyên nghiệp được đào tạo bài bản.

Mặc dù uống đủ nước và giãn cơ có thể hữu ích, không có phương pháp nào được khuyến cáo để ngăn ngừa các loại chuột rút do nguyên nhân này.

Thiếu chất dinh dưỡng

Có giả thuyết cho rằng sự mất cân bằng canxi, magiê và kali góp phần gây ra chuột rút. Các chất điện giải này đều giúp duy trì sự cân bằng chất lỏng trong máu và cơ bắp, do đó nếu thiếu một trong số dưỡng chất này, chuột rút có thể xảy ra với bạn.

Tuy nhiên, vẫn cần phải nghiên cứu thêm để biết những chất dinh dưỡng này ảnh hưởng trực tiếp đến chuột rút như thế nào.

Đứng quá lâu

Những người đặc thù công việc phải đứng hàng ngày quá lâu có nhiều khả năng bị chuột rút ở chân hơn những người ngồi. Khi bạn đứng quá lâu mà không di chuyển, máu và nước có xu hướng dồn xuống phần dưới cơ thể. Điều này có thể dẫn đến mất cân bằng chất lỏng, cũng như co ngắn cơ và gân, đều là nguyên nhân có thể dẫn đến chuột rút.

Thai kỳ

Mang thai cũng có liên quan đến chứng chuột rút ở chân thường xuyên hơn, có thể do tăng cân và tuần hoàn bị gián đoạn. Theo Hiệp hội Mang thai Mỹ, áp lực mà thai nhi đang lớn lên tác động đến các mạch máu và dây thần kinh của người mẹ cũng có thể gây ra chuột rút.

Một số tình trạng sức khỏe

Bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, viêm khớp, bệnh thần kinh và trầm cảm đều liên quan đến chứng chuột rút ở chân. Trong một số trường hợp, thuốc điều trị có thể là nguyên nhân nhưng đôi khi bệnh tiểu đường và bệnh thần kinh có thể làm gián đoạn thậm chí làm tê liệt các dây thần kinh dẫn đến hiện tượng chuột rút.

Sự lão hóa

Lão hóa trong cơ thể cũng có thể đóng một vai trò trong việc gây ra chứng chuột rút ở chân. Theo nghiên cứu năm 2017 đăng trên tạp chí y khoa BMC Family Practice, mọi người đều có thể bị chuột rút khi ngủ nhưng những người trên 50 tuổi có xu hướng bị cao hơn.

Khi già đi, cơ thể bắt đầu mất đi các tế bào thần kinh vận động, khoảng đầu những năm 50 tuổi. Tuy nhiên, các bài tập sức mạnh và tăng khả năng giữ thăng bằng đều có thể giúp duy trì hoạt động của cơ và hệ thần kinh và ngăn ngừa chuột rút chân.

Theo Vnexpress

https://vnexpress.net/tai-sao-bi-chuot-rut-chan-vao-ban-dem-4548656.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke