Saturday, 27/04/2024

Nhiệt độ dưới 0 độ C ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

11:11 14/12/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Nhiệt độ hạ thấp khiến cơ thể trở nên rùng mình, da ửng đỏ, sổ mũi và đi kèm các triệu chứng liên quan khác.

Từ run rẩy đến hạ thân nhiệt, ảnh hưởng của cái lạnh cực độ có thể ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến cơ thể. Ảnh: AP.

Nếu phải ra ngoài trong thời tiết lạnh, điều quan trọng là bạn phải trang bị đầy đủ áo khoác, khăn quàng cổ, mũ và găng tay dày nhất để bảo vệ bản thân khỏi cái lạnh, theo Independent.

Dưới đây là những triệu chứng, biểu hiện của cơ thể khi nhiệt độ dưới mức 0 độ C.

Rùng mình

Tiến sĩ Paul Ettlinger, bác sĩ đa khoa tại Bệnh viện Đa khoa The London General Practice (Anh), cho biết trong điều kiện cực lạnh, khi nhiệt độ giảm xuống, cơ thể sẽ chuyển hướng lưu lượng máu khỏi bề mặt để cho phép khu vực cốt lõi nằm ở trung tâm cơ thể, bao gồm bụng, hông, lưng dưới được giữ ấm lâu hơn.

Tiến sĩ Sarah Brewer, chuyên gia dinh dưỡng y tế, giải thích sau khi vận mạch không hoạt động đủ để làm ấm cơ thể, vùng dưới đồi "yêu cầu" cơ bắp co bóp. Một trong những tác động của sự co cơ là hạ thân nhiệt, dẫn đến rùng mình, run rẩy. Để sản sinh ra nhiệt, cơ thể cho phép các cơ bắp và các cơ quan nội tạng tự rung lắc bên trong cơ thể.

"Ngoại trừ người cao tuổi, phản ứng run rẩy này có thể giảm đi đáng kể theo tuổi tác và có thể không xuất hiện ở người lớn tuổi", vị chuyên gia cho biết thêm.

Da ửng đỏ

Tiến sĩ Ettlinger giải thích khi bên ngoài trời lạnh và có gió, da thường bị khô quá mức, mất lớp dầu trên cùng và có thể đỏ bừng vì các mạch máu giãn ra.

“Da cũng có thể cảm thấy mất nước và khô, bởi lớp bảo vệ của da bị yếu và trở nên dễ bị tổn thương", ông Ettlinger nói.

Sổ mũi

Một trong những điều khó chịu nhất xảy ra khi bạn bước ra ngoài trời lạnh là sổ mũi.

Tiến sĩ Ettlinger nói không khí khi vào mũi sẽ được làm ấm, tăng độ ẩm và khử trùng. Khi trời lạnh, lưu lượng máu trong mũi tăng lên, từ đó làm tăng chất lỏng trong mũi và một phần chất lỏng đó sẽ chảy ra ngoài mũi.

Các vấn đề về đường hô hấp

Bà Brewer cho biết việc tiếp xúc với không khí lạnh có thể làm nghiêm trọng thêm các tình trạng hô hấp, chẳng hạn viêm mũi dị ứng, hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Đó là lý do khi ra ngoài, bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu trong điều kiện lạnh cóng.

“Hít thở không khí lạnh khiến đường thở bị viêm co lại. Do đó, bạn sẽ bị ho, thở khò khè, khó thở và tức ngực", bà Brewer giải thích.

Tê cóng

Khi tiếp xúc với nhiệt độ dưới 0 độ C, bạn có thể xuất hiện tình trạng tê cóng, nó thường ảnh hưởng đến các chi, chẳng hạn bàn tay, bàn chân, mũi, môi và tai.

“Đó là phản ứng của cơ thể đối với cái lạnh, trong đó lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng tăng lên, nhưng ngược lại, các mạch máu thu hẹp lại và lưu lượng máu đến các chi chậm lại", tiến sĩ Ettlinger nói.

Khi tê cóng, các bộ phận bị ảnh hưởng có cảm giác lạnh và đau, các đầu ngón chân và ngón tay, da tím tái, chân cứng, thân thể cóng lạnh.

Hạ thân nhiệt

Đây là tình trạng nghiêm trọng khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống mức dưới 35 độ C. Lúc đó cơ thể sẽ run rẩy, tứ chi tê liệt, hoạt động không chính xác. Lúc này, chúng ta cần mặc thêm quần áo ấm, đi lại trong nhà cho cơ thể nóng dần.

Bà Brewer nói hạ thân nhiệt xảy ra khi cơ thể bạn mất nhiệt nhanh hơn mức có thể tạo ra. Đôi khi, nó được gọi là "kẻ giết người thầm lặng" vì nhiều người bệnh không biết rằng họ đang gặp nguy hiểm.

Cùng với các triệu chứng run rẩy, môi nhợt nhạt hoặc xanh xao, nói lắp, việc hạ thân nhiệt cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức khiến bạn cảm thấy buồn ngủ và bối rối. Nó cũng có thể gây ra cảm giác yếu ớt, mệt mỏi.

"Người lớn tuổi thường nhạy cảm hơn với tác động của việc giảm nhiệt độ và ít có khả năng nhận biết rằng họ bị lạnh", bà Brewer cho biết thêm.

Theo Zingnews

https://zingnews.vn/nhiet-do-duoi-0-do-c-anh-huong-den-suc-khoe-nhu-the-nao-post1384607.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke