Monday, 29/04/2024

Đau lưng dưới bên phải cảnh báo bệnh gì?

16:14 19/11/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Sỏi thận, sỏi mật, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, hẹp ống sống, vẹo cột sống… là những bệnh lý liên quan đến đau lưng dưới bên phải.

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn gây đau lưng dưới bên phải như cơ bị kéo giãn, lệch cột sống gây đau, cơ, xương, đĩa đệm, dây thần kinh cột sống gặp vấn đề. Nếu bị đau lưng dưới bên phải dữ dội, người bệnh cần đi khám để bác sĩ chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Dưới đây là những bệnh lý gây đau lưng dưới bên phải.

Sỏi thận

Sỏi thận là nguyên nhân phổ biến gây đau lưng không liên quan đến cột sống. Một viên sỏi thận nhỏ có thể gây đau khi đi qua đường tiết niệu. Do vị trí đặc thù của thận, người bệnh có thể cảm nhận cơn đau do sỏi ở sâu bên trái hoặc bên phải ở lưng. Bệnh nhân có thể bị đau bụng dưới, đau khi đi tiểu, buồn nôn hoặc nôn.

Sỏi mật

Do túi mật nằm dưới gan bên phải nên sỏi mật có thể gây đau lưng dưới bên phải. Sỏi mật còn gây đau đột ngột và dữ dội ở vùng bụng trên, bên dưới xương ức, giữa hai bả vai và ở vai phải.

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi phần đệm hấp thụ sốc giữa hai đốt sống liền kề (xương cột sống) phình hoặc bị vỡ. Trong một số trường hợp, chất lỏng bên trong đĩa đệm có thể rò rỉ ra ngoài. Nếu chất này tiếp xúc với rễ thần kinh có thể gây ra các triệu chứng của bệnh lý rễ thần kinh ở một bên cơ thể.

Hầu hết người bị thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật, chủ yếu điều trị bằng vật lý trị liệu trong 6 tuần. Tuy nhiên, khoảng 10% bệnh nhân không cải thiện các triệu chứng nếu không phẫu thuật.

Đau dữ dội lưng dưới bên phải là triệu chứng cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Ảnh: Freepik

Gai xương, viêm khớp

Các khớp nối nằm ở phía sau cột sống là vị trí bệnh gai xương phát triển. Bệnh lý này được kích hoạt do viêm khớp, chấn thương. Khi gai xương phát triển trên khớp mặt bên phải, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như yếu chân, tê, ngứa ran.

Hẹp ống sống

Đây là tình trạng khoảng cách giữa các đốt sống bị thu hẹp và tạo áp lực lên tủy sống, rễ thần kinh. Khi hẹp ống sống xuất hiện ở cột sống thắt lưng, bệnh nhân thường bị đau lưng dưới ở một hoặc cả hai bên.

Cơn đau do hẹp ống sống thường khiến người bệnh cảm thấy đau rát, lan tỏa xuống mông và chân. Nếu bệnh nhân đứng hoặc đi bộ, mức độ đau sẽ gia tăng. Bên cạnh những cơn đau ở lưng dưới, người bệnh có thể bị tê, ngứa ran, chuột rút ở bàn chân, cẳng chân.

Rối loạn khớp cùng chậu

Khớp sacroiliac (SI) nối xương chậu với xương cùng, xương hình tam giác giữa cột sống dưới và xương cụt. Việc khóa hoặc chuyển động bất thường của các khớp này (do chấn thương hoặc các nguyên nhân khác) gây đau lưng.

Đau xương cùng chậu có thể do viêm cột sống dính khớp gây ra. Viêm cột sống dính khớp là một căn bệnh suy nhược tiến triển có thể khiến các phần của cột sống dính nhau dẫn đến cứng cột sống, đau và bất động.

Vẹo cột sống

Vẹo cột sống là tình trạng cột sống có độ cong bất thường (hình chữ "S" hoặc "C"), khiến các cơ bị căng quá mức ở một phần của cột sống và bị nén ở phần khác. Đau thắt lưng là triệu chứng phổ biến ở người lớn bị vẹo cột sống và thường xảy ra một bên.

U nang và khối u cột sống

Đây là hai nguyên nhân gây đau lưng dưới. U nang thường phát triển do những thay đổi khi cột sống thoái hóa. U nang cột sống thường chèn ép vào rễ thần kinh đi đến khu vực khác của cơ thể. Còn các khối u có thể phát triển do những thay đổi trong tế bào.

Các khối u cột sống có thể đè lên tủy sống gây đau lưng lan tỏa sang các khu vực khác. Người bệnh có thể bị yếu cơ, đi lại khó khăn.

Hội chứng Equina Cauda

Hội chứng chùm đuôi ngựa là một tình trạng hiếm gặp xảy ra khi các rễ thần kinh ở cột sống thắt lưng bị chèn ép, làm gián đoạn chức năng của bàng quang, ruột và chân. Chấn thương cột sống, khối u, nhiễm trùng và dị tật bẩm sinh cột sống là nguyên nhân dẫn đến hội chứng này.

Người mắc hội chứng chùm đuôi ngựa có thể bị đau thắt lưng dữ dội, đau thần kinh tọa, tê chân, không thể đi tiểu, đại tiện không tự chủ, rối loạn chức năng tình dục và mất phản xạ ở chân.

Với người bị đau lưng dưới bên phải, bác sĩ sẽ khám sức khỏe, xem xét tiền sử bệnh lý bằng cách kiểm tra hệ thần kinh nhằm phát hiện tổn thương có thể xuất hiện ở khu vực này. Dựa vào kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ chụp X-quang cột sống hoặc chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ.

Theo Vnexpress

https://vnexpress.net/dau-lung-duoi-ben-phai-canh-bao-benh-gi-4537784.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke