"Đặc sản" mùa thu giàu vitamin C hơn cam, chanh nhưng không cẩn thận dễ gây tắc ruột
02:03 20/10/2022
Loại quả này là đặc sản của mùa thu, ăn rất ngon nhưng nếu không cẩn thận có thể gây tắc ruột.
Quả hồng là một trong những loại trái cây đại diện của mùa thu, xuất hiện hàng năm từ tháng 9 đến tháng 11. Quả hồng không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, bổ phổi, giảm ho mà còn giúp tỉnh táo, cải thiện tình trạng cao huyết áp. Tuy có nhiều lợi ích nhưng bạn nhớ không nên ăn quá nhiều, nếu không sẽ dễ gây khó chịu cho đường tiêu hóa.
Quả hồng giàu vitamin C hơn cam chanh, ngừa nhiều loại bệnh
Quả hồng rất giàu chất dinh dưỡng, bao gồm chất xơ, vitamin A, B, C, P, kali, canxi, caroten, đường, đạm, sắt, iốt,… Ngoài ra, vitamin C của quả hồng cao gấp 1 đến 2 lần so với các loại quả thông thường. Theo chuyên gia dinh dưỡng người Đài Loan (Trung Quốc) Gao Minmin, hàm lượng vitamin C trong 100g quả hồng cũng cao hơn so với kiwi xanh, dâu tây, bưởi, cam và chanh thái hạt lựu.
Ăn hồng còn có một số tác dụng như:
Ngăn ngừa ung thư: Chất tannin của quả hồng có tác dụng hạ huyết áp, giải độc. Cùng với β-carotene và vitamin C trong quả hồng càng làm tăng thêm sức mạnh chống ung thư. Bên cạnh đó, pectin - một loại chất xơ hòa tan trong nước cũng có không ít trong quả hồng, có khả năng ngăn ngừa ung thư đại trực tràng hiệu quả.
Cải thiện khả năng miễn dịch: Nửa quả hồng chứa 70% lượng vitamin C cần thiết hàng ngày. Vitamin C có thể cải thiện hoạt động của các tế bào bạch cầu và cải thiện khả năng miễn dịch.
Chống oxy hóa: Thành phần quan trọng của quả hồng là axit tannic, có thể chống lại quá trình oxy hóa, tránh oxy hóa cholesterol xấu và lão hóa mạch máu. Ngoài ra còn có thể điều chỉnh huyết áp và ngăn ngừa xơ cứng động mạch.
Quả hồng khô ngừa cảm lạnh, tốt cho da, mắt: Quả hồng khô có hàm lượng vitamin A cao gấp 2 lần quả hồng tươi, có tác dụng bảo vệ sức khỏe của mắt, niêm mạc và da, thúc đẩy sự phát triển của xương, ngăn ngừa cảm lạnh và tăng tốc độ phục hồi sau cảm lạnh.
Ăn hồng không cẩn thận dễ mổ ruột
Thu đông là mùa thu hoạch của quả hồng nên nhiều người rất thích ăn và ăn không hề ít, một lần có thể ăn 4,5 quả. Tuy nhiên cũng vì vậy mà đã có không ít trường hợp nhập viện vì tắc ruột do ăn quá nhiều hồng. Có trường hợp phải phẫu thuật để lấy ra phần bã thức ăn lớn bị tắc bên trong.
Vậy tại sao ăn hồng lại dễ gây tắc ruột. Bởi vì trong quả hồng có chứa một thành phần hóa học là axit tanic hay còn gọi là tanin và chất xơ pectin. Tanin và pectin là những chất làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng nhu động ruột.
Nếu ăn quá nhiều, các chất này cùng với hàm lượng chất xơ có trong quả hồng dưới tác dụng của axit dạ dày sẽ vón lại thành từng khối. Nếu các khối bã thức ăn này không được đẩy ra ngoài theo đường bài tiết tự nhiên, chúng sẽ gây tắc nghẽn đường tiêu hóa.
Cuối cùng khi khối bã quá lớn không thể đào thải ra được sẽ chèn ép ruột, gây loét hoặc chảy máu và buộc phải phẫu thuật để xử lý.
Tuy nhiên, không phải ai ăn hồng cũng tắc ruột. Các trường hợp tắc ruột do bã thức ăn thường gặp ở những bệnh nhân răng yếu, nhai không kỹ hoặc có bệnh lý ruột - đại tràng, người có tiền sử phẫu thuật ở khu vực bụng và dạ dày.
Lưu ý khi ăn hồng nếu không muốn nhập viện
- Người già, tiêu hóa kém nên ăn ít: Liu Yili, bác sĩ dinh dưỡng tại bệnh viện Tai'an (Đài Loan) cho biết quả hồng rất giàu chất xơ, khá thích hợp cho những người bị táo bón. Tuy nhiên, những người cao tuổi có chức năng tiêu hóa kém nên ăn chúng một cách thận trọng, vì người cao tuổi ăn quá nhiều quả hồng và ăn quá nhanh dễ gây đau bụng, tắc ruột.
- Người tiểu đường nên hạn chế: Ngoài ra, quả hồng có nhiều đường, bệnh nhân tiểu đường và những người có vấn đề về đường huyết nên chú ý lượng ăn, không nên ăn quá nhiều để tránh đường huyết tăng cao đột ngột.
- Không nên ăn quả hồng khi bụng đói: Vì trong quả hồng có chứa nhiều axit tannic và pectin, dưới tác dụng của axit dịch vị trong trường hợp bụng đói rất dễ hình thành khối bã thức ăn, gây tắc nghẽn. trong quả hồng xiêm trong dạ dày.
- Không ăn quá 200 gam mỗi lần: Axit tannic trong quả hồng có thể tạo thành các hợp chất mà cơ thể con người không thể hấp thụ được cùng với các khoáng chất như canxi, kẽm, magie, sắt và các khoáng chất khác trong thực phẩm khiến các chất dinh dưỡng này không thể sử dụng được. Do đó, ăn nhiều quả hồng dễ dẫn đến tình trạng thiếu các khoáng chất này.
- Súc miệng sau khi ăn: Quả hồng có hàm lượng đường cao và chứa pectin, sau khi ăn, vị của nó sẽ luôn đọng lại trong miệng, cộng thêm axit tannic có tính axit yếu nên rất dễ làm mòn răng.
- Vỏ quả hồng không ăn được: Phần lớn axit tannic trong quả hồng tập trung ở phần vỏ, khi quả hồng chín mềm nhưng phần vỏ vẫn chưa loại bỏ hết axit tannic trong đó.