Saturday, 20/04/2024

Hiểu lầm về các bệnh lý không nên sử dụng mì ăn liền

01:51 20/10/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Trái ngược quan điểm người bệnh tim mạch, béo phì, huyết áp, dạ dày, thận không được sử dụng mì ăn liền, các chuyên gia nhận định món ăn này không gây hại cho cơ thể.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - nguyên giảng viên Viện Công nghệ và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội và TS.BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, mì ăn liền không gây hại cho người đang mắc các bệnh lý như tim mạch, béo phì, huyết áp, dạ dày, thận…

Người tim mạch, béo phì, huyết áp có nên sử dụng mì ăn liền?

Nhiều người quan điểm bệnh nhân tim mạch, béo phì, huyết áp không nên sử dụng mì ăn liền vì thực phẩm này chứa chất béo, nhất là trans fat làm tăng cholesterol xấu trong máu khiến bệnh trở nặng.

Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - nguyên giảng viên Viện Công nghệ và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, công nghệ sản xuất mì ăn liền hiện nay có thể kiểm soát tốt hàm lượng trans fat. Một trong số đó đến từ nguyên liệu chiên mì là dầu thực vật (thường là dầu cọ), được tách lọc bằng công nghệ làm lạnh tự nhiên. Điều này giúp hạn chế phát sinh trans fat trong quá trình sản xuất.

Theo quy định của FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ), nếu sản phẩm có chứa dưới 0,5 gram trans fat/khẩu phần ăn thì được công bố “0 gram trans fat”. Hiện nay, các sản phẩm mì ăn liền thuộc nhà sản xuất uy tín tại Việt Nam có hàm lượng trans fat khoảng 0,01-0,04 gram/khẩu phần ăn, đạt chuẩn công bố “0 gram trans fat” của FDA.

Nên thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, kết hợp luyện tập thể thao mỗi ngày.

Bên cạnh đó, TS.BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam - cho biết lượng chất béo trong mì ăn liền khoảng 10-13 gram, trong khi cơ thể cần trung bình 15-20 gram chất béo mỗi bữa ăn. Về bản chất, mì ăn liền với thành phần chính là bột lúa mì được xếp cùng nhóm thực phẩm cung cấp chất bột đường cơ bản như cơm, bún, phở, bánh mì…

Theo đó, mọi người khi sử dụng mì ăn liền nên kết hợp các loại thực phẩm khác như thịt bò, tôm, trứng, rau xanh để món ăn không chỉ hấp dẫn mà còn cân bằng dinh dưỡng. Cũng theo bác sĩ, các bệnh mạn tính như tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường… có thể đến từ lối sống thiếu vận động, dinh dưỡng. Thay vì lo sợ một loại thực phẩm bất kỳ, mọi người nên thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, kết hợp vận động, luyện tập thể thao mỗi ngày và hạn chế trạng thái stress, căng thẳng.

Người đau dạ dày, đầy hơi có nên sử dụng mì ăn liền?

Nhiều người cho rằng mì ăn liền khó tiêu, do đó, người bệnh dạ dày nên “tạm biệt” món ăn này. Trên thực tế, mì ăn liền được xếp vào nhóm thực phẩm cơ bản như cơm, phở... và có thời gian tiêu hóa tương tự thực phẩm thuộc nhóm tinh bột.

Theo TS.BS Trương Hồng Sơn, các giai đoạn trong quá trình tiêu hóa thực phẩm gồm: Ăn, nhào trộn, phân giải, hấp thụ và thải ra. Tương ứng từng giai đoạn, thực phẩm đi từ miệng đến thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già… và được thải ra ngoài. Quá trình này mất tổng cộng 2-5 ngày, trong đó thời gian thực phẩm di chuyển qua dạ dày mất khoảng 2-5 tiếng, qua ruột non khoảng 2-6 tiếng, ở lại ruột già 10-59 tiếng.

Trong một gói mì ăn liền loại thông dụng (75 gram) chứa chủ yếu là tinh bột (40-50 gram); chất béo (10 - 13 gram) và thường không ít hơn 6,9 gram đạm. Trung bình để tiêu hóa hết một gói mì ăn liền, cơ thể cần khoảng 5 tiếng, sữa mất khoảng 12 tiếng, cá và thịt mất 12-24 tiếng.

TS.BS Trương Hồng Sơn cũng nhận định nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó tiêu khá đa dạng, từ bệnh lý đường tiêu hóa (viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày, trào ngược, hội chứng ruột kích thích) đến việc sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh, lối sống không khoa học. Nếu xét khía cạnh dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, không hợp lý có thể gây ra tình trạng khó tiêu. Đơn cử, thường xuyên không ăn rau xanh, trái cây dẫn đến thiếu chất xơ.

Việc duy trì chế độ ăn cân bằng, dinh dưỡng giúp cơ thể phòng ngừa chứng khó tiêu.

Người bệnh thận có nên dùng mì ăn liền?

Một số người e ngại mì ăn liền có thể hại thận vì chứa nhiều axit oxalic. Tuy nhiên theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, thông tin này chưa chính xác. Thực tế, axit oxalic có 2 dạng là tự nhiên và nhân tạo. Axit oxalic tự nhiên có trong các loại rau củ quả như ngò gai, cà rốt, bông cải xanh, trà, lúa mì… còn axit oxalic nhân tạo thường được dùng trong công nghiệp (như để tẩy trắng).

Nhà sản xuất mì ăn liền thường không bổ sung axit oxalic trong quá trình sản xuất, bởi chất này không có mục đích về mặt công nghệ (axit oxalic có tính chất tẩy trắng). Tuy nhiên, sản phẩm mì ăn liền vẫn chứa lượng rất nhỏ axit oxalic tự nhiên do một số nguyên liệu như bột mì, rau củ quả… có sẵn. Điều này hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Theo Zingnews

https://zingnews.vn/hieu-lam-ve-cac-benh-ly-khong-nen-su-dung-mi-an-lien-post1366485.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke