Thursday, 25/04/2024

Có nên rửa mũi thường xuyên cho trẻ?

16:31 21/11/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Nhiều cha mẹ thường xuyên rửa mũi cho trẻ nhằm phòng tránh các bệnh hô hấp hoặc hỗ trợ điều trị tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi ở trẻ. Vậy có nên thường xuyên rửa mũi cho trẻ hay không?

Vào thời điểm giao mùa, nhiều trẻ thường xuyên bị sổ mũi, nghẹt mũi. Nhiều cha mẹ lựa chọn phương pháp rửa mũi thường xuyên cho con để giúp giảm triệu chứng và phòng các bệnh hô hấp cho trẻ.

Tuy nhiên, rửa mũi thường xuyên cho trẻ không những không đạt hiệu quả như mong muốn mà còn gây ra những hệ luỵ tới sức khoẻ như kích ứng niêm mạc mũi, làm tình trạng viêm nặng hơn, ... Vậy nên rửa mũi cho trẻ như nào mới đúng cách?

1. Có nên rửa mũi cho trẻ thường xuyên?

Các chuyên gia y tế thường khuyến khích cha mẹ vệ sinh mũi cho trẻ để hỗ trợ điều trị và phòng tránh bệnh hô hấp, viêm mũi, viêm họng, viêm tai giữa, ... Tuy nhiên, nếu vệ sinh mũi cho trẻ quá nhiều có thể gây kích ứng niêm mạc mũi hoặc làm mất đi chất dịch bảo vệ tự nhiên.

Trong cấu trúc niêm mạc mũi của chúng ta có hệ thống lông chuyển và tế bào biểu mô, kết hợp với hệ miễn dịch bẩm sinh trong cơ thể. Vì vậy, khi tiếp xúc với khói bụi, vi khuẩn, virus, … thì mũi sẽ có cơ chế tự làm sạch, đào thải các tác nhân ra ngoài.

Vì vậy, khi trẻ bị bệnh hoặc bị kích ứng, mẫn cảm với yếu tố nào đó, dẫn tới tình trạng đường thở bị hẹp lại với các triệu chứng như thở khò khè, khó thở, sổ mũi, … Lúc này, cha mẹ nên vệ sinh mũi cho con để làm giảm triệu chứng, phòng bệnh tiến triển nặng hơn.

Rửa mũi cho trẻ quá nhiều có thể làm kích ứng và tổn thương niêm mạc mũi (Ảnh: Internet)

Về tần suất rửa mũi cho trẻ, tuỳ thuộc vào tình trạng trẻ gặp phải, cụ thể:

- Trẻ nhỏ đang mắc các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh, viêm xoang, viêm mũi dị ứng cha mẹ nên vệ sinh mũi cho trẻ hàng ngày từ 1 - 2 lần/ngày.

- Trẻ nhỏ thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, … cha mẹ nên vệ sinh mũi cho trẻ 2 lần/tuần.

2. Hướng dẫn rửa mũi cho trẻ đúng cách

Cần tuỳ thuộc vào độ tuổi của trẻ để có những cách vệ sinh mũi đúng cách. Cụ thể:

2.1. Rửa mũi cho trẻ dưới 1 tuổi

Trước khi rửa mũi cho trẻ, các bậc phụ huynh nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng. Chuẩn bị các dụng cụ như nước muối sinh lý, dụng cụ hút mũi, khăn bông. Sau đó, thực hiện theo các bước sau:

- Cha mẹ cho trẻ nằm trên gối cao hoặc nằm nghiêng trên mặt phẳng, mục đích để trẻ không bị sặc vào đường thở khi tiến hành vệ sinh mũi.

- Nhỏ 1 - 2 giọt nước muối vào mũi trẻ để tạo độ ẩm, giúp chất nhầy loãng ra và dễ hút hơn.

- Đợi 1 đến 2 phút rồi dùng tăm bông hoặc khăn bông thấm nhẹ các phần dịch tiết ra trong lỗ mũi bé. Lưu ý, cha mẹ không nên ngoáy mạnh hoặc đưa khăn và quá sâu vì có thể làm tổn thương mũi của bé.

- Nếu mũi bé có nhiều dịch nhầy có thể dùng dụng cụ hút mũi chuyên dụng để hút phần dịch này ra bên ngoài. 

- Dùng khăn bông lau khô xung quanh mũi bé.

2.2. Rửa mũi cho trẻ trên 1 tuổi

Trẻ trên 1 tuổi có thể vệ sinh mũi bằng bình xịt, nhưng chỉ nên thực hiện khi bé thức, đảm bảo trẻ mở miệng để nước từ mũi không chảy vào họng. Các bước thực hiện như sau:

- Làm ấm nước muối sinh lý, sau đó nhỏ vào từng hốc mũi của trẻ. Dùng 2 ngón tay day 2 cánh mũi cho nước mũi chảy ra. Làm như vậy 2 đến 3 lần để làm sạch hốc mũi của trẻ. 

- Đối với trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể để trẻ đứng nghiêng đầu 1 góc 45 độ. Sau đó xịt nước muối vào 1 bên cánh mũi, để nước muối chảy từ mũi bên này sang mũi bên kia và sau đó đi ra ngoài.

Lưu ý, lúc này nên dặn trẻ mở miệng, không được thở bằng mũi vì có thể gây sặc. 

- Sau đó, nên hướng dẫn trẻ xì mũi nhẹ để đẩy hết dịch ra bên ngoài. Sau khi đã vệ sinh 2 bên xong, dùng khăn lau sạch và làm khô vùng mũi.

Ngoài cách rửa mũi, cha mẹ có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để làm giảm chất nhầy trong mũi, giúp trẻ dễ thở, thoải mái hơn.

3. Một số lưu ý khi rửa mũi cho trẻ

Để rửa mũi cho trẻ hiệu quả, tránh gây phiền toái hoặc làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm lý của trẻ, cha mẹ nên lưu ý một số điều sau:

- Nên vệ sinh mũi cho trẻ đúng thời điểm. Trước khi cho trẻ ăn và ngủ là thời điểm phù hợp nhất để vệ sinh mũi cho trẻ. 

Nếu vừa ăn no xong mà vệ sinh mũi, khi trẻ khóc hoặc bị sặc có thể nôn trớ. Nếu làm sạch mũi khi trẻ ngủ có thể làm dung dịch vệ sinh bị ứ đọng và chảy tới các cơ quan khác như tai, họng. 

- Chọn dung dịch rửa mũi phù hợp. Đa phần các cha mẹ đều lựa chọn nước muối sinh lý. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Trước khi rửa mũi cho trẻ cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, khử khuẩn các dụng cụ (Ảnh: Internet)

- Chọn dụng cụ rửa mũi phù hợp, nên chọn bình rửa mũi chuyên dụng cho trẻ. Tránh dùng xylanh, miệng, ... để hút mũi hoặc bơm nước muối vào mũi trẻ. Điều này hoàn toàn không đảm bảo vệ sinh hoặc làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.

- Đảm bảo vệ sinh các dụng cụ, trước khi vệ sinh mũi cha mẹ cũng nên rửa tay bằng xà phòng để tránh các loại vi khuẩn, virus xâm nhập và mũi, gây bệnh cho bé. 

- Nếu gặp khó khăn trong quá trình rửa mũi cho trẻ, cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được chăm sóc và rửa mũi đúng cách.

Có thể nói, vệ sinh mũi cho trẻ đúng cách có thể đẩy lùi các tác nhân gây bệnh, hỗ trợ làm giảm triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi giúp trẻ dễ chịu hơn. Tuy nhiên, tuỳ thuộc và độ tuổi, tình trạng sức khoẻ của bé để có cách vệ sinh mũi đúng cách, tránh làm tổn thương niêm mạc mũi. 

Đối với trẻ mạnh khoẻ, không tiếp xúc quá nhiều với ô nhiễm, khói bụi, việc rửa mũi là điều không cần thiết. Cha mẹ chỉ cần dùng tăm bông để làm sạch mũi ở phía bên ngoài, không nên ngoáy sâu vào bên trong.

Theo Phụ nữ Việt nam

https://phunuvietnam.vn/co-nen-rua-mui-thuong-xuyen-cho-tre-20221121111700948.htm

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke