Ăn không đủ có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự trao đổi chất trong cơ thể.
Một trong những lầm tưởng phổ biến nhất khi nói đến việc giảm cân đó là ăn ít hơn. Nhiều người trong số những người quyết tâm giảm cân có xu hướng bỏ bữa hoặc ăn ít hơn số lượng cơ thể thực sự yêu cầu.
Tuy nhiên, nhà dinh dưỡng học nổi tiếng Pooja Makhija tại Mumbai, Ấn Độ đã phá bỏ những lầm tưởng này bằng cách chia sẻ một số sự thật về việc ăn ít hơn và nó ảnh hưởng như thế nào đến quá trình trao đổi chất.
Sự thật về việc hạn chế calo và BMR
Nhà dinh dưỡng học Makhija cho biết: “Khi bạn hạn chế calo, cơ thể sẽ cắt giảm lượng đốt cháy hoặc BMR (tỷ lệ trao đổi chất cơ bản) để tồn tại. Điều này khiến quá trình giảm cân trở nên khó khăn hơn và không hề dễ dàng.
Sự thật về việc ăn ít và tích trữ chất béo
Khối lượng cơ nạc ảnh hưởng đến tỷ lệ trao đổi chất (BMR) của chúng ta và quyết định lượng calo cơ thể đốt cháy khi nghỉ ngơi. Lượng cơ nạc nhiều hơn có nghĩa là BMR cao hơn và giảm cân nhanh hơn.
Khi bạn càng ăn ít, cơ thể càng tích trữ nhiều hơn những gì bạn đang ăn dưới dạng chất béo.
Điều này có nghĩa là nếu bạn nhịn ăn thường xuyên với mục đích giảm béo, sẽ dẫn tới việc cơ thể phải lấy năng lượng dự trữ ở cơ bắp để bù vào nguồn năng lượng hoạt động cho cơ thể, dẫn đến chỉ số BMR giảm, điều này gây khó khăn cho việc giảm cân.
Sự thật về việc ăn ít hơn và tập thể dục nhiều hơn
Khi bạn ăn ít hơn và tập thể dục nhiều hơn, bạn không giảm mỡ mà thay vào đó là bị mất cơ bắp.
Makhija cho biết, "Bạn càng mất nhiều cơ, tỷ lệ trao đổi chất càng đi xuống."
Pooja Makhija kết luận rằng, chúng ta không cần phải ăn ít để giảm cân mà chỉ cần ăn đúng cách.
Cô giải thích rằng, điều cần thiết là phải uống đủ nước, ăn một chế độ ăn uống cân bằng và bổ sung những thức ăn bổ dưỡng như rau và súp, hạn chế uống rượu, ngủ ngon, tập thể dục thường xuyên để giảm cân lành mạnh, theo NDTV.