Friday, 19/04/2024

Tự mua thuốc phá thai, bà mẹ trẻ lãnh đủ

10:07 29/07/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Sau khi phát hiện vỡ kế hoạch, chị Hoài đã đến một cơ sở ở Hà Đông siêu âm và mua thuốc về uống để phá thai. Kết quả sau 25 ngày mới phát hiện vẫn còn túi ối.

Chị Đỗ Thị Hoài (33 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn chưa hoàn hồn vì vượt qua 1 tháng kinh khủng nhất của việc phá thai bằng thuốc. Chị Hoài kể cách đây 1 tháng chị biết mình bị vỡ kế hoạch. Hai vợ chồng chị đã có đủ nếp, đủ tẻ nên họ tính sẽ không để đẻ. Sau đó, chị Hoài tới 1 phòng khám kế hoạch hóa gia đình ở Hà Đông để được tư vấn phá thai bằng thuốc.

Bác sĩ tư vấn cho chị Hoài dùng thuốc cho ra thai. Sau khi uống 1 ngày có hiện tượng chảy máu, sảy thai. Chị Hoài đến siêu âm lại cũng được thông báo “sạch”. Tuy nhiên, về nhà hơn 20 ngày sau chị Hoài liên tục bị rong kinh. Chị lên mạng tìm hiểu thì đó là điều bình thường sau phá thai thậm chí có người rong cả tháng. Tuy nhiên, đến ngày thứ 24 thì bắt đầu có hiện tượng băng huyết. Cả ngày chỉ ở nhà, nửa tiếng phải thay băng vệ sinh 1 lần. Người chị mệt mỏi, da tái nhợt, chóng mặt. Khi không chịu được nữa chị mới vào bệnh viện khám. Bác sĩ chẩn đoán chị Hoài bị băng huyết sau phá thai bằng thuốc và phải nạo buồng tử cung để cầm máu.

Trường hợp khác là chị Nguyễn Thị Thảo (sinh năm 1986, trú tại Hạ Long, Quảng Ninh) thấy chậm kinh 10 ngày có đến khám tại phòng khám tư nhân và được chẩn đoán thai 5 tuần 6 ngày. Bác sĩ tư vấn nếu muốn bỏ con nên bỏ ngay vì chưa có tim thai.

Chị Thảo đã có hai con nên có nhu cầu thực hiện thủ thuật bỏ thai. Chị Thảo được kê thuốc uống. Sau uống thuốc chị làm theo hướng dẫn. Khi thấy ra nhiều máu cục lẫn máu tươi, nghĩ là tác dụng của thuốc nên tiếp tục ở nhà theo dõi.

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên đến đêm, lượng máu không giảm, bản thân chị Thảo thấy mệt mỏi, chóng mặt. Chị liên hệ với người kê đơn thuốc thì chỉ được hướng dẫn uống nước mía, thuốc giảm đau.

Tình trạng đau bụng và ra máu nhiều không dứt chị Thảo mới vào bệnh viện cấp cứu. Bệnh nhân bị băng huyết, mất nhiều máu bác sĩ phải truyền 2 đơn vị máu.

Theo TS BS Nguyễn Hữu Trung – Bệnh viện đại học Y dược TP.HCM, phá thai bằng thuốc là một phương pháp phá thai nội khoa an toàn, ít ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của người phụ nữ sau này.

Việc sử dụng thuốc khẩn cấp làm đình chỉ sự tiếp diễn của quá trình phát triển thai nghén tự nhiên, mà không làm phương pháp phẫu thuật. Thuốc phá thai làm ngừng quá trình phát triển của thai, kích thích dạ con co bóp đẩy phôi thai ra khỏi tử cung.

Tuy nhiên, phương pháp phá thai bằng thuốc áp dụng cho thai nằm trong tử cung, và thuốc sẽ không có hiệu quả đối với trường hợp thai nhi ngoài tử cung. Khi thực hiện đình chỉ thai nghén bằng thuốc thì người bệnh vẫn cần khám chuyên khoa để xác định thai đã làm tổ trong cổ tử cung hay chưa. Tỷ lệ biến chứng của phá thai bằng thuốc nếu thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ sản khoa thì biến chứng rất ít.

Tuy nhiên, gần đây do người bệnh có thể dễ dàng mua được các loại thuốc phá thai tại các hiệu thuốc và phòng khám tư nhân mà không cần kê đơn và qua chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, nên tỉ lệ người bệnh bị sót rau, sót thai và băng huyết sau phá thai tăng.

Vì vậy, bác sĩ Trung khuyến cáo những trường hợp chị em phụ nữ cần bỏ thai nhất thiết phải tới các cơ sở y tế có uy tín để được quản lý thăm khám chặt chẽ và có phương pháp điều trị phù hợp.

Qua đó tránh được những biến chứng nguy hiểm do phá thai không an toàn gây ra như: băng huyết, nhiễm trùng, tổn thương cổ tử cung, tử cung hoặc các tổ chức trong vùng bụng, viêm nhiễm bộ phận sinh dục dễ gây nên tắc vòi trứng, dính buồng tử cung, có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.

Khi đình chỉ thai nghén, sản phụ nên lắng nghe về quy trình thực hiện cũng như tư vấn chăm sóc cơ thể sau thực hiện và biện pháp phòng tránh thai về sau, thực hiện một số các xét nghiệm và siêu âm chứ không phải cứ uống thuốc là được – BS Trung khuyến cáo.

Theo Infonet

https://infonet.vietnamnet.vn/khoe-dep/suc-khoe/tu-mua-thuoc-pha-thai-ba-me-tre-lanh-du-291513.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke