Thursday, 25/04/2024

Trẻ có nguy cơ giảm chú ý và trí nhớ khi mẹ dùng tylenol lúc mang thai

17:57 15/10/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Acetaminophen từ lâu được coi là an toàn trong thai kỳ. Nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy nó liên quan đến các vấn đề về rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ mẫu giáo.

Trẻ em có nguy cơ mắc các vấn đề về giấc ngủ và sự chú ý cao hơn khi mẹ sử dụng acetaminophen trong thời kỳ mang thai. Ảnh: Arkbh.

 

Tylenol và các loại thuốc không kê đơn phổ biến khác có chứa acetaminophen thường được xem là an toàn cho phụ nữ mang thai. Nhưng một nghiên cứu mới cho biết chúng có liên quan đến vấn đề hành vi sau này ở trẻ em mầm non khi tiếp xúc với acetaminophen trong bụng mẹ.

Phát hiện mới này của Đại học Y Penn State được công bố vào tháng 9 trên tạp chí PLOS One. Nó đưa ra bằng chứng về một số mối liên hệ giữa việc sử dụng tylenol với các vấn đề về hành vi bao gồm rối loạn giấc ngủ, vấn đề về trí nhớ và rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).

Kết quả nghiên cứu của Penn State có thể ảnh hưởng đến các khuyến nghị đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt những người thường dùng acetaminophen để giảm các triệu chứng sốt, đau, cảm lạnh và dị ứng.

Acetaminophen tốt cho mẹ nhưng hại cho con

Nhà nghiên cứu Kristin Sznajder, giáo sư Khoa học sức khỏe cộng đồng tại Penn State, cho biết: “Những người mang thai bị đau, sốt và các bệnh khác dùng acetaminophen để giảm triệu chứng. Mặc dù thuốc có thể giúp giảm đau, nghiên cứu ngày càng chỉ ra nó có những tác dụng phụ có thể gây bất lợi cho sự phát triển của trẻ. Chúng ta cần nghiên cứu thêm để có thể đưa ra các khuyến nghị phù hợp cho người mang thai”.

Acetaminophen còn được gọi là paracetamol. Nó là thành phần hoạt chất trong hơn 600 loại thuốc và được sử dụng để giảm đau từ nhẹ đến trung bình và hạ sốt.

Nghiên cứu của Penn State xem xét dữ liệu của hơn 2.400 phụ nữ ở Pennsylvania và theo dõi họ từ 3 tháng cuối thai kỳ cho đến 3 năm sau khi sinh.

Người tham gia được khảo sát một lần trong thời kỳ mang thai về việc sử dụng thuốc và tần suất sử dụng. Khoảng 41,7% người tham gia báo cáo đã sử dụng acetaminophen khi đang mang thai.

Họ được phỏng vấn suốt 6 tháng cho đến khi con của họ tròn 3 tuổi. Tại cuộc phỏng vấn cuối cùng, các bà mẹ được yêu cầu đánh giá con của mình bằng thang điểm 3 để mô tả mức độ thường xuyên mà chúng thể hiện một loạt các kết quả phát triển thần kinh và hành vi.

Các câu hỏi bao gồm: Đứa trẻ không thể ngồi yên hay (đang) lo lắng, tránh nhìn vào mắt người khác và không muốn ngủ một mình.

Các nhà nghiên cứu lấy điểm số từ mỗi hành vi để xác định mức độ phù hợp của trẻ với các tiêu chí về phản ứng cảm xúc, lo lắng hoặc buồn phiền, thu mình, hung hăng hoặc dễ mắc các vấn đề về giấc ngủ.

Họ phát hiện con của người sử dụng acetaminophen có nguy cơ mắc các vấn đề về giấc ngủ và sự chú ý cao hơn đáng kể so với con của người không sử dụng thuốc này trong thời kỳ mang thai.

Nghiên cứu kiểm soát các biến số như mức độ căng thẳng và trầm cảm cao trong thai kỳ. Phụ nữ sử dụng acetaminophen trong thai kỳ có nhiều khả năng được chẩn đoán mắc chứng lo âu hoặc trầm cảm trước khi mang thai.

 

Phụ nữ sử dụng acetaminophen trong thai kỳ có nhiều khả năng được chẩn đoán mắc chứng lo âu hoặc trầm cảm trước khi mang thai. Ảnh: Healthline.

 

Căng thẳng trước khi sinh cũng có thể góp phần vào thách thức hành vi ở trẻ nhỏ, vì vậy phụ nữ trong nghiên cứu cũng được hỏi về mức độ căng thẳng của họ.

Trong số những phụ nữ sử dụng acetaminophen khi mang thai, 22,7% mô tả con họ gặp vấn đề về giấc ngủ và 32,9% mô tả con họ có vấn đề về sự chú ý. Con số này lần lượt là 18,9% và 28% so với phụ nữ không sử dụng acetaminophen trong thai kỳ.

Sznajder nói: “Chúng ta nên diễn giải những kết quả này với một mức độ thận trọng. Mặc dù acetaminophen thường được coi là an toàn để sử dụng trong thời kỳ mang thai, dữ liệu từ nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng nó có thể có những ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ".

Khoa học vẫn chưa rõ quá trình nào trong quá trình phát triển trước khi sinh có thể bị gián đoạn do sử dụng acetaminophen. Thuốc đã được chứng minh là có thể vượt qua hàng rào nhau thai và có thể tác động trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi, nhưng tác động của thuốc này lên thai nhi như thế nào vẫn chưa được biết rõ.

Các nhà nghiên cứu cho biết có thể acetaminophen làm hỏng các tế bào gan ở thai nhi. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột và sự phát triển thần kinh.

Rủi ro thấp nhưng phụ nữ mang thai nên thận trọng

Năm ngoái, một nhóm bác sĩ và nhà khoa học đưa ra tuyên bố trên tạp chí Nature Reviews Endocrinology nhằm kêu gọi tăng cường thận trọng đối với việc sử dụng acetaminophen trong thai kỳ. Chúng có thể ảnh hưởng đến đến hệ thống sinh sản và tiết niệu cùng sự phát triển của não.

Các nghiên cứu về tỷ lệ sử dụng acetaminophen phát hiện 40% đến 65% phụ nữ mang thai cho biết họ sử dụng các loại thuốc này với tần suất, liều lượng khác nhau.

Trước đây, trong quá trình tư vấn mang thai, các bác sĩ khuyên phụ nữ không nên sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như advil và aleve, thay vào đó là dùng acetaminophen.

"Bây giờ, tôi cũng nói với mọi người là có một số lo ngại về việc sử dụng acetaminophen trong thời kỳ mang thai và giải thích việc sử dụng acetaminophen nên được giới hạn trong trường hợp thực sự cần thiết", tiến sĩ Kathryn M. Rexrode, Trưởng bộ phận Sức khỏe Phụ nữ tại Bệnh viện Phụ nữ và Brigham trực thuộc Harvard ở Boston, cho biết.

Nguy cơ của việc sử dụng acetaminophen trong thai kỳ vẫn được coi là thấp và không phải là nguyên nhân đáng báo động.

Giới khoa học cần có thêm nhiều nghiên cứu để đưa ra kết luận rõ ràng hơn về việc liệu những loại thuốc này có gây ra các vấn đề sau này ở trẻ em và khi mang thai nguy cơ này có thể tăng lên hay không.

Theo báo Zingnews

https://zingnews.vn/tre-co-nguy-co-giam-chu-y-va-tri-nho-khi-me-dung-tylenol-luc-mang-thai-post1363245.html

Tags

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke