Saturday, 27/04/2024

Tốn hàng trăm triệu trị biến chứng sau tiêm filler

14:03 01/12/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Người phụ nữ 33 tuổi bị hoại tử nặng vùng mông sau khi tiêm filler tại một thẩm mỹ viện, phải mổ 4 lần với viện phí hơn 300 triệu đồng song vẫn không thể hồi phục hoàn toàn.

Ảnh minh họa

Bệnh nhân tiêm filler nâng mông với chi phí 120 triệu đồng tại thẩm mỹ viện. Sau một thời gian, filler chạy xuống vùng bẹn, nổi nhiều cục. Thẩm mỹ viện cho biết không thể lấy filler ra, chị sang một bệnh viện chuyên khoa thẩm mỹ để xử lý biến chứng nhưng vẫn không hiệu quả.

Ngày 30/11, bác sĩ Đinh Phương Đông, Phó Khoa Bỏng và Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Trưng Vương, cho biết bệnh nhân nhập viện với vết thương từ vùng tiêm filler nhiễm trùng, hoại tử nặng. Các bác sĩ phải mổ 4 lần để xử lý mô hoại tử và lấy silicon đã len lỏi khắp nơi bên trong.

"Silicon đã lan nhiều ngóc ngách, mỗi lần đều thấy rất nhiều ổ áp xe, lấy ra rất nhiều mủ", bác sĩ nói. Bệnh nhân phải hút dịch bằng máy, điều trị bằng kháng sinh mạnh, mổ nhiều lần, viện phí tổng cộng hơn 300 triệu đồng. "Mỗi lần mổ tốn kém, phải chịu đựng vết thương đau đớn, tôi rất mệt mỏi tinh thần, công việc bị ảnh hưởng", bệnh nhân cho biết.

Theo bác sĩ Đông, bệnh viện thường xuyên tiếp nhận những trường hợp biến chứng nặng do tiêm filler, trong đó chủ yếu filler vùng mặt, mông. Nhiều người khi vào viện mông đã sưng to, không thể đi được mà phải ngồi xe lăn.

Ngoài ra, một số bệnh nhân tưởng được tiêm filler nhưng thực chất là silicon. Chẳng hạn, bệnh viện đang điều trị cho một nữ bệnh nhân 29 tuổi, nhập viện vì vùng mông rỉ dịch, đau nhức sau vài ngày "tiêm filler giá khoảng 15 triệu đồng theo quảng cáo". Các bác sĩ phẫu thuật lấy silicon kèm rất nhiều mủ ra khỏi mông bệnh nhân, xử lý phần nhiễm trùng.

"Chất làm đầy tiêm vào rất dễ nhưng đến lúc cần lấy ra, bác sĩ phải rất vất vả, trong khi bệnh nhân phải chịu nhiều đau đớn, tốn kém", bác sĩ chia sẻ.

Filler được sử dụng trong dịch vụ thẩm mỹ ngày càng nhiều, chiếm ưu thế so với các phương pháp làm đẹp khác nhờ kỹ thuật khá đơn giản, ít đau, hiệu quả tức thì và kéo dài, không phải trải qua phẫu thuật. Tuy nhiên, filler tiềm ẩn nhiều nguy cơ, để lại nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe, tổn thương tàn phế vĩnh viễn một số chức năng cơ thể và có thể tử vong nếu người thực hiện kỹ thuật tiêm không tuân thủ nguyên tắc chuyên môn hoặc chưa qua đào tạo.

Kỹ thuật này đòi hỏi cần được thực hiện bởi các bác sĩ đào tạo bài bản tại cơ sở thẩm mỹ có trang thiết bị y tế đảm bảo vô trùng. Chất làm đầy tiêm vào cơ thể phải được Bộ Y tế chứng nhận đạt chuẩn và cấp phép.

Theo Vnexpress

https://vnexpress.net/ton-hang-tram-trieu-tri-bien-chung-sau-tiem-filler-4542423.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke