Saturday, 20/04/2024

Tiêm filler môi duy trì được bao lâu?

02:40 12/11/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Tiêm filler môi là thủ thuật làm đẹp khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, trước khi tiêm chất làm đầy môi, bạn cần hiểu rõ phương pháp này để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như đạt được kết quả như mong đợi.

1. Tiêm filler môi có tác dụng gì?

‏Theo thời gian, collagen và mô mỡ tự nhiên trong cơ thể giảm dần. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến da mà môi của bạn cũng vì thế mà mất dần độ đàn hồi, có thể kém căng và chảy xệ hơn. ‏

‏‏Chất làm đầy môi bao gồm axit hyaluronic (HA) tổng hợp - HA là một chất tự nhiên trong cơ thể.Tiêm filler (hay còn gọi là chất làm đầy) môi giúp thay thế lượng collagen và mô mỡ đã mất, khiến môi căng mọng và mịn màng. Phương pháp này thậm chí còn có thể sửa đổi hình dạng đôi môi theo mong muốn. ‏

‏Quy trình tiêm filler môi được cho là khá an toàn, ít có nguy cơ biến chứng hoặc tác dụng phụ. Mặt khác, nếu bạn không hài lòng với kết quả, bác sĩ thẩm mỹ có thể tiêm một loại enzyme (hyaluronidase) để hòa tan chất làm đầy môi đã tiêm vào môi.‏

‏Về thời gian phát huy tác dụng, chất làm đầy môi duy trì trung bình từ 12 đến 18 tháng. Tuy nhiên, thời gian chính xác phụ thuộc vào độ tuổi cũng như tốc độ trao đổi chất của cơ thể. Nhìn chung, những người trẻ tuổi có xu hướng trao đổi chất nhanh hơn có thể phá vỡ axit hyaluronic nhanh hơn.

‏Tiêm Filler môi duy trì trung bình 12 đến 18 tháng.

2. Tiêm filler môi được thực hiện như thế nào?

‏Tiêm filler môi khá an toàn, tuy nhiên những người muốn tiêm chất làm đầy môi cần đảm bảo thể trạng sức khỏe tốt, không có nhiễm trùng miệng tại thời điểm đó. Ngoài ra, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh filler an toàn với phụ nữ mang thai. Do đó, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA không chấp thuận việc sử dụng chất làm đầy môi khi mang thai. Các nhà sản xuất filler cũng lưu ý không sử dụng cho phụ nữ có thai.‏

‏‏Quy trình tiêm chất làm đầy môi thường kéo dài từ 20-30 phút.Trước khi tiến hành, bác sĩ sẽ gây tê vùng môi. Sau khi thấy môi đủ tê, bác sĩ bắt đầu tiêm filler trực tiếp vào môi của bạn. 

Cần lưu ý kiểm tra rõ thông tin về nguồn gốc, hạn sử dụng của chất tiêm filler và chỉ thực hiện thủ thuật khi filler còn nguyên tem mác và đảm bảo chất lượng. ‏

‏Sau khi tiêm, môi có thể sưng, ngứa hoặc bầm tím. Những triệu chứng này thường biến mất sau 24-48 giờ. Đây là điều hoàn toàn bình thường. Một số trường hợp có thể mất đến một tuần để môi lành trở lại.

3. Lưu ý sau khi tiêm filler môi

‏Dưới đây là một số điều cần lưu ý sau khi thực hiện thủ thuật tiêm chất làm đầy môi:‏

  • ‏Sau khi tiêm filler, có thể chườm đá lên môi bằng cách sử dụng túi nước đá hoặc một cục nước đá được bọc trong một miếng vải mỏng (để không dính vào môi và gây đau). Điều này sẽ giúp giảm sưng, đau, ngứa, bầm tím sau khi thực hiện thủ thuật.‏
  • ‏Tránh thoa son môi, son dưỡng hay bất kỳ sản phẩm nào lên môi trong 24 giờ sau tiêm.‏
  • ‏Không chạm hoặc chu môi, kể cả sử dụng ống hút hoặc hút thuốc trong ít nhất 24 giờ. ‏
  • ‏Hãy cẩn thận khi đánh răng và khi ăn để không vô tình cắn vào môi.‏
  • ‏Ăn nhiều trái cây, rau quả và uống nhiều nước sẽ giúp môi mau lành.‏
  • ‏Tránh tập thể dục quá sức trong 24 - 48 giờ sau khi bạn tiêm filler môi. Huyết áp và nhịp tim tăng cao do tập thể dục có thể khiến tình trạng sưng tấy hoặc bầm tím trở nên tồi tệ hơn. Nếu muốn, bạn có thể tham gia vào hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ.‏
  • ‏Tránh uống rượu trong ít nhất 24 giờ sau khi thực hiện thủ thuật bởi rượu có thể khiến tình trạng viêm, sưng tấy, thâm tím trầm trọng hơn.‏
  • ‏Nên tái khám 2 tuần sau khi tiêm chất làm đầy môi để kiểm tra tình trạng môi cũng như có thể điều chỉnh nếu muốn.

4. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

‏Bạn cần đến bác sĩ càng sớm càng tốt nếu gặp bất kỳ biến chứng nào sau đây:‏

  • Thâm tím hoặc sưng tấy dữ dội.‏
  • ‏Cảm giác đau tức thì, dữ dội và thay đổi màu da - đây có là dấu hiệu của tắc mạch máu.‏
  • ‏Vón cục, nổi u.‏
  • ‏Mụn rộp.

Theo Sức khỏe đời sống

https://suckhoedoisong.vn/tiem-filler-moi-duy-tri-duoc-bao-lau-169221110142631513.htm

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke