Saturday, 11/05/2024

Dùng laser trị thâm có thể áp dụng trên vùng da nào?

18:35 26/11/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Dùng laser trị thâm là một trong những phương pháp chăm sóc da phổ biến hiện nay. Vậy bắn laser trị thâm có tốt không? Vùng da nào có thể áp dụng phương pháp này?

Thâm là tình trạng tăng sắc tố sau viêm, tuy không để lại sẹo và có thể cải thiện theo thời gian nhưng cần một khoảng thời gian dài để sắc tố da mờ đi.

Tăng sắc tố sau viêm có thể được cải thiện bằng các thuốc thoa tại chỗ hoặc các thủ thuật thẩm mỹ như điều trị laser, peel da (lột da)... Trong đó, laser là một thủ thuật thẩm mỹ được sử dụng khá phổ biến để trị thâm. Không những vậy, phương pháp này còn tái tạo làn da từ bên trong, kích thích tăng sinh collagen, giúp da căng bóng và đàn hồi tốt hơn.

Laser thường được sử dụng để điều trị thâm mụn, đốm nâu, trị nám da, tăng sắc tố, thâm nách...

1. Cơ chế trị thâm bằng laser

BS Hà Thị An Diên - chuyên gia da liễu cho biết, công nghệ laser trị thâm sử dụng năng lượng ánh sáng được khuếch đại nhằm tác động sâu vào da ở phần thượng bì và trung bì. Khi điều trị, các tia laser sẽ phá hủy hắc sắc tố melanin trong da, giúp các vết thâm sạm nhạt dần và biến mất.

Các vùng da khác không bị ảnh hưởng khi sử dụng bước sóng ánh sáng phù hợp với tình trạng da và mức melanin trong da.‏

‏Bên cạnh đó, cũng nhờ xung ánh sáng kích thích tái tạo, sản sinh collagen và elastin mới, làn da sẽ trở nên căng mịn, trắng sáng sau khi điều trị laser.‏

‏Vậy những vùng da nào có thể áp dụng laser trị thâm?

Theo BS Hà Thị An Diên, laser là phương pháp được sử dụng để điều trị rất nhiều tình trạng da khác nhau như thâm mụn, đốm nâu, trị nám da, tăng sắc tố, thâm nách, thậm chí xóa xăm…‏

‏Ngoài việc điều trị những vấn đề da trên, laser cũng có thể được sử dụng trong triệt lông, điều trị sẹo và trẻ hóa làn da.‏

2. Tác dụng phụ khi trị thâm bằng laser

‏Quy trình laser trị thâm thường được thực hiện trong 30 - 45 phút. Tùy từng tình trạng da cũng như mục đích, mỗi người sẽ có lộ trình với số buổi điều trị khác nhau, trung bình từ 8 - 10 buổi để melanin được đào thải hết ra khỏi cơ thể. Trong quá trình thực hiện, bạn có thể có cảm giác hơi rát và châm chích khi laser đi trên da. ‏

‏Sau khi bắn laser, da có thể có một số phản ứng như:‏

  • ‏Da mẩn đỏ‏
  • ‏Da trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng‏
  • ‏Cảm giác châm chích, rát

‏Nhìn chung, những phản ứng này thường sẽ tự thuyên giảm và biến mất sau vài tiếng tiếp xúc với laser, BS Hà Thị An Diên cho biết. Trong quá trình điều trị, bạn sẽ được đeo mắt kính để bảo vệ mắt khỏi ánh sáng của tia laser.

3. Những lưu ý khi điều trị laser trị thâm

Trị thâm bằng laser là phương pháp không xâm lấn, không gây đau và không để lại biến chứng nhiễm trùng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, BS Hà Thị An Diên khuyến cáo bạn đọc nên điều trị tại các cơ sở uy tín với các bác sĩ đã có kinh nghiệm. ‏

‏Cần lưu ý với những người vốn có làn da nhạy cảm cần cân nhắc khi lựa chọn liệu pháp này bởi sau khi bắn laser, da có thể trở nên nhạy cảm hơn và dị ứng.‏

‏Vùng da điều trị có thể bong tróc sau 3-5 ngày bắn laser, đảm bảo để da bong tự nhiên. Một số người sau khi bắn laser trị thâm về không chăm sóc da đúng cách, khiến tình trạng da trầm trọng hơn, da sạm đen hơn do bắt nắng… Do đó, sau khi dùng laser trị thâm, cần lưu ý một số điều sau trong chu trình chăm sóc da tại nhà: ‏

  • ‏Luôn thoa kem chống nắng có chỉ số SPF +30 để bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời;‏
  • ‏Ngoài kem chống nắng, bạn cũng nên sử dụng mũ vành rộng, áo che nắng để che chắn da; hạn chế để da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều nhất có thể;‏
  • ‏Tùy vùng da điều trị có thể thoa các loại serum, kem dưỡng theo chỉ định của bác sĩ;‏
  • ‏Không nên tẩy tế bào chết hay bất kỳ phương pháp mài mòn da ngay sau khi bắn laser trị thâm;‏
  • ‏Không sử dụng các sản phẩm trị mụn hay các vấn đề da khác như retinol,..‏‏ ‏

Theo Sức khỏe cộng đồng

https://suckhoedoisong.vn/dung-laser-tri-tham-co-the-ap-dung-tren-vung-da-nao-169221124161042998.htm

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke