Friday, 26/04/2024

Phương pháp chăm sóc da chàm

21:43 11/12/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Nhiều trường hợp có da chàm dẫn đến đến tình trạng ửng đỏ, nổi mụn nước, ngứa, khô… từ đó cần lưu ý nhiều vấn đề trong chăm sóc, vệ sinh.

Chăm sóc da chàm cần đảm bảo một số yếu tố nhất định. Ảnh: christin_hume.

Chàm là bệnh mạn tính về da thường gặp. Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, người bệnh cần hiểu đúng và lưu ý trong các phương pháp chăm sóc, từ đó tránh những sai lầm khiến da tổn thương nặng hơn, gây khó khăn cho việc điều trị.

Hiểu về bệnh chàm

Theo BS Ngô Thị Ngọc Vân, khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, chàm hay còn gọi chàm thể tạng (Eczema) là tình trạng là một bệnh viêm da mạn tính với các triệu chứng đặc trưng gồm da đỏ, nổi mụn nước, ngứa dữ dội, khô, nứt...

Các biểu hiện này của da chàm gây khó chịu, mất thẩm mỹ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Không chỉ vậy, theo vị chuyên gia, người bị chàm sẽ có làn da nhạy cảm hơn và dễ bị nhiễm các bệnh da khác hơn.

“Nguyên nhân là hàng rào bảo vệ da suy yếu, không ngăn chặn được các tác nhân gây dị ứng, khiến khả năng giữ ẩm kém, da thường bị khô nhiều hơn”, BS Vân lý giải.

Về mặt lý thuyết, bệnh chàm có thể xuất hiện ở tất cả độ tuổi, giới tính. Đối với trẻ em, nguyên nhân có thể do hệ miễn dịch, đột biến gene…

Trong khi đó, đối với người lớn, nguyên nhân chính dẫn tới căn bệnh chàm là sự phản ứng của cơ thể với các tác nhân gây bệnh bên trong như di truyền, cơ địa, tác dụng phụ của thuốc… hoặc tác nhân bên ngoài gồm vi khuẩn, hóa chất, thay đổi thời tiết…

Lưu ý trong chăm sóc da chàm

Theo BS Ngô Thị Ngọc Vân, việc điều trị bệnh chàm hướng đến 3 mục tiêu chính bao gồm:

  • Kiểm soát cơn ngứa
  • Làm lành da
  • Ngăn chặn sự lan rộng tổn thương và hạn chế nhiễm trùng

Để kiểm soát cơn ngứa, các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc điều trị. Tuy nhiên, vị chuyên gia khuyến cáo việc sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây ra các tác dụng phụ như mỏng da, đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.

“Do đó, người bệnh cần thăm khám và theo dõi bệnh lâu dài ở các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ điều chỉnh thuốc trong trường hợp cần thiết”, BS Vân nói.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, BS Vân nhấn mạnh người bệnh cần chú ý ngăn chặn sự lan rộng tổn thương và nhiễm trùng. Một số phương pháp gồm:

  • Không gãi trên vùng da bị chàm: Việc gãi chỉ giúp giảm ngứa tạm thời nhưng lại khiến những tổn thương da nặng hơn. Gãi lên da cũng sẽ kích hoạt một vòng luẩn quẩn: ngứa - gãi - phát ban ngoài da. Đây cũng là yếu tố khiến cho tình trạng bệnh chàm có thể bùng phát. Thay vì gãi, BS Vân gợi ý người bệnh có thể chườm mát để làm dịu da.
  • Không sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết dạng hạt hoặc chà sát mạnh với khăn lau cơ thể: Nguyên nhân là chúng có thể gây kích ứng và khiến chàm lây lan. Thay vào đó, chúng ta nên lau khô bằng khăn mềm, đồng thời luôn giữ da ẩm.
  • Không tự ý mua thuốc bôi, đắp lá, thuốc theo dân gian, các thuốc có chứa corticoid mà không có chỉ định của bác sĩ: Việc tự ý bôi thuốc có thể khiến chàm lan rộng, nặng thêm và nhiễm khuẩn. Đặc biệt, với các loại thuốc corticoid tự ý dùng dài ngày sẽ có thể khiến da gặp tác dụng phụ như bị nhiễm nấm, teo da, mất màu da.

Ngoài ra, vùng da chàm có thể cải thiện nếu chúng ta giữ cho làn da khỏe mạnh, từ đó ngăn ngừa khô, ngứa, mẩn đỏ một cách tự nhiên.

BS Vân khuyên người bệnh cần chú ý trong quá trình làm sạch da chàm, nên sử dụng nước ấm thay vì nước nóng để không bị khô da. Người bị chàm da cũng nên lựa chọn những sản phẩm cho da được chuyên gia da liễu khuyên dùng, dịu lành và đặc trị cho da chàm.

Đặc điểm của những sản phẩm này thường là không hương liệu, không paraben, không gây kích ứng và không gây bít tắc lỗ chân lông.

“Mọi người nên ưu tiên những sản phẩm chuyên về công dụng dưỡng ẩm, củng cố hàng rào bảo vệ da, hỗ trợ làm lành da hiệu quả hơn”, vị chuyên gia kết luận.

Theo Zingnews

https://zingnews.vn/phuong-phap-cham-soc-da-cham-post1383469.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke