Monday, 20/05/2024

Phản ứng của não bộ trước khi con người bị nôn

02:00 08/11/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Các nhà khoa học đã tìm ra con đường dẫn truyền thần kinh gây cảm giác buồn nôn, có thể là tiền đề cho phương pháp giảm triệu chứng này ở bệnh nhân ung thư.

Phát hiện mới cho thấy một loại độc tố vi khuẩn và thuốc hóa trị đều tạo ra chuỗi thông điệp thần kinh tương tự nhau, gây cảm giác buồn nôn. Vi khuẩn giải phóng các chất độc, khiến cơ thể nhanh chóng di tản những đồ ăn có trong dạ dày. Đây là cơ chế bảo vệ tự nhiên giúp loại bỏ tác nhân ngoại lai xâm lược, có ích về lâu dài, dù gây khó chịu trong thời gian ngắn.

Trước đây, các chuyên gia chưa biết làm cách nào bộ não nhận được các tín hiệu báo động, sau đó gửi tín hiệu khác để thúc đẩy phản ứng nôn. Nghiên cứu mới cho thấy vi khuẩn và thuốc hóa trị kích hoạt phân tử đường ruột theo cách giống nhau. Chúng đều tạo ra chuỗi thông điệp thần kinh gây cảm giác nôn nao.

Để thực hiện nghiên cứu, giáo sư Cao Peng và đồng nghiệp tại Đại học Thanh Hoa đã tiêm độc tố vi khuẩn cho những con chuột và theo dõi chúng chặt chẽ bằng camera tốc độ cao. Họ phát hiện chuột thí nghiệm bắt đầu có phản ứng giống với nôn như há miệng, chuyển động cơ bụng tương tự cách con người làm khi sắp nôn mửa. Khi được tiêm thuốc hóa trị, các con chuột cũng có biểu hiện tương tự. Vì vậy, các chuyên gia đã nghiên cứu sâu hơn về loại tế bào phản ứng với hai tác nhân này.

Họ phát hiện tế bào trong ruột non phản ứng với sự hiện diện của chất độc hại. Phân tử chính gây ra cảm giác buồn nôn và chán ăn là một phân tử của hệ thống miễn dịch, có tên gọi interleukin 33, hoặc IL33. Tiến sĩ Cao nhận định có thể các loại thuốc tác động đến IL33 sẽ giúp giảm thiểu cảm giác buồn nôn ở người làm hóa trị.

Một người đàn ông có biểu hiện nôn mửa. Ảnh: Freepik

Nếu có kết quả khả quan, nghiên cứu mới là bước đầu tiên trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư.

Theo tiến sĩ Cao, các con chuột thí nghiệm vẫn có cảm giác nôn nao trong khoảng 24 giờ kể từ khi nhận độc tố vi khuẩn. Sau đó, chúng trở lại trạng thái bình thường.

Việc chọn chuột cho nghiên cứu là điều bất thường, bởi chúng không thể nôn mửa. Trước đây, các chuyên gia thường sử dụng mèo và chó. Tuy nhiên, đặc điểm sinh học của chuột rõ ràng, với nhiều công cụ khoa học hiệu quả hơn.

Theo Vnexpress

https://vnexpress.net/phan-ung-cua-nao-bo-truoc-khi-con-nguoi-bi-non-4532923.html

Tags

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke