COVID-19 có tác động đáng kể đến hệ miễn dịch của người mắc. Để duy trì sức khỏe, bạn cần cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ăn đúng loại thực phẩm vào đúng thời điểm có thể giúp xây dựng một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ, cũng như tăng cường sức khỏe cho những người đã khỏi bệnh COVID-19.
Những bệnh nhân mắc COVID-19 thường phải đối mặt với các triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa, mất khứu giác, mất vị giác, khó nuốt. Vì thế, chế độ ăn uống cần được chú trọng và cân đối. Điều quan trọng là phải hiểu các bệnh đi kèm của bệnh nhân như tăng huyết áp, tiểu đường, thận và các vấn đề về tim để lựa chọn chế độ ăn phù hợp. Thói quen tập thể dục và thực phẩm cũng xác định tốc độ phục hồi của bạn.
Dưới đây là một số gợi ý cho những bệnh nhân mắc Covid 19:
Nói “không” với các loại calo rỗng
Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân béo phì gặp phải các vấn đề về hô hấp, suy giảm hệ miễn dịch và giảm thể tích phổi. Họ dễ bị viêm phổi và các vấn đề về tim mạch hơn. Do đó, điều quan trọng là phải kiểm tra cân nặng và lượng calo nạp vào. Tuy nhiên, cần phải có thêm một lượng năng lượng để phục hồi sau khi bị nhiễm virus SARS-CoV-2, cũng như duy trì các hoạt động hàng ngày. Vì thế, bạn nên quan tâm đến những loại thực phẩm như gạo, khoai tây, ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc trong chế độ ăn uống. Tốt nhất là nên tránh các loại calo rỗng như đồ ăn vặt hoặc đồ uống có đường. Điều quan trọng là phải kiểm tra lượng calo nạp vào cơ thể.
Quan tâm đến các loại thực phẩm giàu protein
Bệnh nhân đang trong giai đoạn hồi phục sau COVID-19 nên tiêu thụ 1,2-1,3g/kg protein mỗi ngày. Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt, đậu lăng, các loại đậu, các sản phẩm từ sữa, sản phẩm đậu nành, các loại hạt vào trong chế độ ăn uống của bạn. Đi với những người không ăn chay, thịt gà, trứng và cá sẽ được khuyến khích.
Ăn nhiều trái cây và rau quả
Trái cây tươi và rau quả chứa nhiều chất xơ, folate, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Bổ sung tất cả những thực phẩm này vào trong chế độ ăn uống để có kết quả phục hồi tốt nhất. Nhiều loại trái cây, rau và thảo mộc có đặc tính tăng cường miễn dịch bởi chứa phytochemical và các hợp chất hoạt tính sinh học.
Đừng quên bổ sung nước
Việc mắc bệnh có thể làm cơ thể mất nước. Do đó, điều quan trọng là phải bù nước khi bạn đang hồi phục sau COVID-19. Uống 8-10 cốc nước mỗi ngày. Có thể bổ sung thêm nước dùng, súp và nước trái cây khác như một phần của chế độ ăn uống hàng ngày.
Làm theo những mẹo này trong thời gian phục hồi sau COVID-19
-Luôn chọn trái cây và rau tươi thay vì những loại đông lạnh hoặc những loại được đóng gói bằng chất bảo quản.
-Đảm bảo thực phẩm mới nấu chín và ưu tiên những thực phẩm tự chế biến tại nhà.
-Đảm bảo bạn tuân thủ các quy trình vệ sinh. Rửa sạch rau và trái cây trước khi sử dụng và rửa tay trước và sau khi ăn
-Việc mất vị giác và khứu giác có thể khiến bạn cảm thấy no rất nhanh. Vì thế, bạn có thể tiêu thụ thức ăn với số lượng ít hơn và chia làm nhiều bữa.
-Đừng tránh ăn thức ăn nếu bạn bị đau họng hoặc khó nuốt. Ăn thức ăn mềm hoặc nghiền nhỏ.
-Đảm bảo giấc ngủ thích hợp vào ban đêm.
-Tập thể dục nhẹ nhàng cũng sẽ hữu ích cho việc phục hồi.
Lời khuyên cho những người không có triệu chứng hoặc những người có các triệu chứng nhẹ
Không chỉ những người đã khỏi bệnh COVID-19 mới nên quan tâm đến chế độ ăn uống. Ngay cả những người không có triệu chứng hoặc những người có các triệu chứng nhẹ và cách ly tại nhà cũng cần chú ý tới chế độ ăn uống để phục hồi nhanh hơn. Dưới đây là một số mẹo mà bạn có thể làm theo:
- Uống đủ nước: Giữ cơ thể đủ nước là cách tốt nhất để tránh bất kỳ tác hại nào của COVID-19
-Tiêu thụ protein là cần thiết để chăm sóc các mô và cơ bị tổn thương. Bên cạnh đó, nó còn giúp phục hồi suy nhược sau bệnh tật.
-Các vi chất dinh dưỡng cũng nên được chú ý tới vì đóng một vai trò quan trọng để tăng cường hệ thống miễn dịch. Rau, trái cây, quả hạch và hạt là một số nguồn vi chất dinh dưỡng chính.
-Tương tự như protein và chất dinh dưỡng, calo cũng rất quan trọng đối với cơ thể. Calo có thể tạo ra năng lượng, giúp cơ thể chống lại bất kỳ bệnh tật nào.
-Chọn thức ăn dễ tiêu. Bạn nên ăn các bữa ăn tự nấu đảm bảo vệ sinh.
-Hạn chế ăn mặn và đường.
-Thực phẩm giàu chất xơ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và mang lại cảm giác no lâu, giúp ngăn ngừa tình trạng ăn quá nhiều.
-Tránh uống rượu: Rượu không phải là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh. Nó cũng làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Việc sử dụng nhiều rượu làm suy giảm khả năng của cơ thể đối phó với bệnh truyền nhiễm, bao gồm cả COVID-19.
-Tiêu thụ thực phẩm bổ dưỡng là một phần quan trọng để sống khỏe mạnh . Thực phẩm chúng ta ăn phải cung cấp sức mạnh cho cơ thể. Ngoài ra, sau khi khỏi bệnh, bạn bắt buộc phải ăn uống đầy đủ để khỏi bệnh./.
Theo VOV