Sunday, 24/11/2024

Nấu cháo ấu tàu ăn chữa khớp, người phụ nữ ngộ độc nặng

11:50 19/06/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Các chuyên gia cảnh báo củ ấu tàu có tác dụng trong đông y nhưng nó lại được xếp vào nhóm độc bảng A nếu dùng ăn uống…

Ngộ độc vì ăn cháo, uống rượu ấu tàu

Trung tâm Y tế huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái tiếp nhận bệnh nhân Vũ Thị M. (trú tại thị trấn Yên Bình) trong tình trạng lơ mơ, vã mồ hôi, chân tay lạnh, vật vã, mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt, da tái nhợt, tê lưỡi, nôn…. Qua khai thác thông tin từ gia đình, bác sĩ xác định chị M. bị ngộ độc do ăn cháo củ ấu tàu.

Sau một thời gian cấp cứu, hồi sức và điều trị tích cực, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch.

Khi đã tỉnh táo hoàn toàn, bệnh nhân cho biết, qua tìm hiểu trên internet, thấy củ ấu tàu có nhiều tác dụng tốt, đặc biệt là xương khớp, chị đã tiến hành xơ chế và nấu cháo ấu tàu để ăn. Sau khi ăn được khoảng 20 phút thì bắt đầu cảm thấy tê lưỡi, hoa mắt chóng mặt, đau đầu dữ dội, tức ngực, khó thở…nên được người nhà đưa đi cấp cứu.

Trước đó, tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hải Phòng vừa tiếp nhận hai bệnh nhân nam (là hai chú cháu) vào viện trong tình trạng tình trạng tê tay chân, tê lưỡi…; đặc biệt người chú lớn tuổi với tiền sử tăng huyết áp, suy tim, rối loạn nhịp tim có tình trạng nặng hơn: hôn mê, vật vã, kích thích, mạch nhanh nhỏ, tím tái, tim nhịp nhanh không đều, huyết áp tụt 80/50…

Do trước đó hai người có uống rượu ngâm củ ấu tàu. Sau uống 15-20 phút thấy xuất hiện tê cay lưỡi, môi, chóng mặt, rối loạn cảm giác nên được người nhà đưa đi cấp cứu.

Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ Khoa Hồi sức Cấp cứu đã lập tức thực hiện cấp cứu, rửa dạ dày, bơm than hoạt tính thải độc. Với tình trạng nặng ở người chú đã được đặt nội khí quản, thở máy, rửa dạ dày, bơm than hoạt tính thải độc kèm sorbitol, truyền dịch, điều chỉnh rối loạn nhịp tim, dùng thuốc vận mạch.

Củ ấu tàu

Chất độc bảng A

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Song Hào – Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Yên Bình cho biết, củ ấu tàu có nhiều cách gọi khác nhau như ô đầu, ấu tẩu, được xếp vào danh sách thuốc độc bảng A, nhưng cũng là một vị thuốc quý đứng thứ 4 trong “tứ đại danh dược” (sâm, nhung, quế, phụ) sau khi được bào chế cẩn thận.

Độc tố của ấu tàu ngấm rất nhanh qua da và niêm mạc dạ dày, ruột để vào máu, gây nên các triệu chứng của ngộ độc như khó thở, nhịp thở chậm, tình trạng tăng tiết gây ứ đọng khí phế quản, ngừng thở....

Trong đó, rối loạn nhịp tim là triệu chứng hay gặp và thường nặng, có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời và đúng cách. Khuyến cáo người dân tuyệt đối không tự ý sử dụng loại củ này. Khi dùng các chế phẩm thuốc có thành phần là củ ấu tàu phải hết sức thận trọng và phải thực hiện theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc.

TS BS Phạm Việt Hoàng – nguyên Phó giám đốc BV Tuệ Tĩnh, Hà Nội cho biết nhiều người nhầm củ ấu tàu là thuốc bổ nhưng thực chất nó là thuốc xếp vào nhóm độc bảng A. Củ ấu tàu thường được dùng trong Đông y làm rượu thuốc để xoa bóp chữa các chứng đau, tê, nhức, mỏi nhưng chỉ dùng bôi ngoài da, không dùng cho vết thương hở.

Củ ấu tàu có độc vì trong thành phần của nó chứa aconitin là một chất rất độc. Ngộ độc củ ấu tàu hay gặp trong trường hợp bệnh nhân tự dùng mà không theo chỉ định của thầy thuốc.

BS Hoàng cho biết ngộ độc củ ấu tàu hay gặp một số tình huống như người bệnh uống rượu có ngâm ấu tàu, chế biến món ăn không đúng cách… Nếu không cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng do suy hô hấp hoặc loạn nhịp tim.

TS Hoàng cho biết người dân không nên dùng củ ấu tàu làm thực phẩm. Khi dùng các chế phẩm thuốc có thành phần là củ ấu tàu phải hết sức thận trọng và theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc.

Hoạt chất aconitin trong dược liệu có thể gây ngộ độc nếu sử dụng quá liều hoặc bào chế dược liệu sai cách. Các dấu hiệu nhận biết, bao gồm: Chảy nước dãi, buồn nôn, không đứng được, tê lưỡi và đầu chi, vã mồ hôi, tim đập nhanh, tiêu chảy, da lạnh, tức ngực,…

Ngay sau khi nhận thấy các triệu chứng này cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được xử lý kịp thời. Nếu chậm trễ, bệnh nhân có thể bị liệt hô hấp, rối loạn nhịp tim và tử vong.

Trong trường hợp không thể đưa bệnh nhân đến bệnh viện, sử dụng phòng phong sắc kỹ và cho bệnh nhân uống để làm giảm độc tính.

Theo Infonet

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke