Thursday, 21/11/2024

Nhận biết và điều trị viêm mủ khớp

21:53 11/12/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Viêm mủ khớp là tổn thương phức tạp do nhiều nguyên nhân. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào nhưng thường xảy ra ở khớp gối, khớp háng... Viêm mủ khớp điều trị khó khăn và dễ để lại di chứng đến chức năng khớp.

1. Nguyên nhân gây viêm mủ khớp

Viêm mủ khớp do nhiều nguyên nhân khác nhau:

- Do tình trạng máu tụ nhiễm trùng.

- Do các bệnh lý nội khoa như: thoái hoá khớp, gout ... bội nhiễm trong quá trình điều trị.

Khi đó, phần lớn các trường hợp mắc bệnh do vi khuẩn lan truyền theo đường máu xâm nhập vào khớp. Có thể từ nhiễm khuẩn xương hoặc phần mềm cạnh khớp hoặc nhiễm khuẩn trực tiếp sau chấn thương, sau tiêm khớp hoặc sau phẫu thuật…

Trong trường hợp nhiễm khuẩn theo đường máu, vi khuẩn từ các mao mạch màng hoạt dịch khớp xâm nhập vào màng hoạt dịch, bám dính tại chỗ gây phản ứng.

Viêm mủ khớp hay gặp ở khớp gối.

2. Dấu hiệu viêm mủ khớp

Khoảng 90% bệnh nhân bị viêm một khớp, trong đó khớp gối hay gặp nhất sau đó là các khớp háng, vai, cổ tay, cổ chân, khuỷu tay.... Ở các khớp nhỏ của bàn tay, bàn chân chỉ gặp viêm trong trường hợp tiêm tại chỗ, hoặc do vết thương...

Viêm mủ khớp sẽ xuất hiện các dấu hiệu:

- Bệnh khởi phát đột ngột, sưng, nóng, đỏ, đau ở một khớp. Viêm khớp mủ hay gặp ở nhiều bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.

- Có thể bị tràn dịch khớp, co cơ và hạn chế vận động khớp. Đối với khớp nằm ở sâu như khớp háng, khớp cùng chậu thì khó thấy sưng khớp.

- Toàn thân, bệnh nhân có hội chứng nhiễm khuẩn với các triệu chứng sốt cao trên 40 độ C, có thể kèm rét run. Ở những người già yếu, suy giảm miễn dịch hoặc đang mắc bệnh viêm khớp dạng thấp thường lại không có triệu chứng sốt cao, rét run.

Khi bệnh nhân đến khám, làm xét nghiệm cấy máu, có thể tìm thấy vi khuẩn gây bệnh.

- Xét nghiệm dịch khớp thấy số lượng bạch cầu tăng, với trên 90% là bạch cầu đa nhân.

- Nhuộm soi dịch khớp phát hiện được vi khuẩn.

- Chụp phim Xquang thấy hình ảnh mất chất khoáng xương; mòn xương, hẹp khe khớp, cốt tủy viêm, viêm màng...

‎Cần phân biệt viêm khớp mủ với một số bệnh khớp khác như: viêm khớp do gút cấp: triệu chứng viêm rầm rộ, sưng nóng đỏ đau đột ngột, thường ở các khớp bàn, ngón chân; Thấp khớp cấp và viêm khớp dạng thấp...

3. Ai dễ mắc bệnh?

Những đối tượng dễ bị viêm mủ khớp:

- Người đang mắc bệnh nhiễm khuẩn như lậu, viêm phế quản, mụn nhọt...

- Người cao tuổi.

- Người đang dùng thuốc giảm miễn dịch.

- Đối tượng tiêm chích ma túy.

- Bệnh nhân đã từng bị bệnh khớp, sau chấn thương, sau phẫu thuật.

- Bệnh nhân đái tháo đường, bệnh hồng cầu liềm, bệnh thấp khớp và các rối loạn suy giảm miễn dịch…

- Người nghiện rượu.

Các đối tượng này rất dễ bị bệnh vì đang trong tình trạng bị suy giảm miễn dịch, cơ thể giảm sức đề kháng với vi khuẩn gây bệnh. Những người khỏe mạnh rất ít bị viêm khớp mủ, ngoại trừ trường hợp bị chấn thương.

4. Điều trị viêm mủ khớp

- Viêm mủ khớp phải được chẩn đoán sớm và điều trị bằng kháng sinh đường tiêm tĩnh mạch hoặc đường uống.

- Bác sĩ cũng có thể tháo dịch khớp khỏi khớp bị nhiễm trùng nếu nó tái tiết dịch nhanh. Tuy nhiên tháo dịch chỉ được thực hiện nếu điều trị nội khoa từ 2 đến 4 ngày thất bại và với các nhiễm trùng khớp háng hoặc các khớp khác mà việc chọc dò dịch khớp gặp nhiều khó khăn. Hầu hết bệnh nhân viêm mủ khớp đều hồi phục hoàn toàn khi được điều trị kháng sinh. 

- Ngoài ra bác sĩ còn có thể chỉ định sử dụng nội soi điều trị viêm mủ khớp gối. Đây có thể coi là 1 tiến bộ giúp cho việc điều trị triệt để mà vẫn đảm bảo ít ảnh hưởng đến chức năng của khớp. Nội soi khớp cho phép xâm nhập khớp với đường mổ tối thiểu nhưng tầm hoạt động đánh giá lại rộng rãi và dễ dàng, việc can thiệp xử lý thương tổn nhiễm trùng đồng thời với việc can thiệp bệnh lý khớp nội khoa như thoái hoá, gút... thuận lợi và tương đối triệt để.

Đối với các thương tổn viêm mủ khớp, đặc biệt là khớp gối, tỷ lệ gặp viêm mủ do can thiệp điều trị chọc hút dịch và tiêm khớp khá cao. Vì vậy, các thủ thuật can thiệp vào khớp nên được tiến hành bởi bác sĩ chuyên khoa để vô trùng được đảm bảo.

5. Phòng ngừa bệnh thế nào?

Một số viêm mủ khớp có thể phòng ngừa được như:

- Tránh tự chích thuốc vào khớp.

- Quan hệ tình dục an toàn.

- Xét nghiệm và điều trị kịp thời các trường hợp nhiễm lậu.

- Bệnh nhân đang tiêm cortisteroid vào khớp để điều trị cần cẩn trọng để chống lại sự gia tăng nguy cơ viêm mủ khớp.

Theo Sức khỏe đời sống

https://suckhoedoisong.vn/nhan-biet-va-dieu-tri-viem-mu-khop-169221207191114898.htm

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke