Saturday, 27/04/2024

Bệnh lý khiến người bệnh phù cả 2 chân

13:32 11/12/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Không chỉ về mặt sức khỏe, tình trạng phù chi dưới còn làm giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí khiến bệnh nhân trở thành gánh nặng của xã hội.

Gần một nửa số người mắc huyết khối tĩnh mạch sâu bị phù chi dưới. Ảnh: imani_bahati.

Theo ước tính, có khoảng 20-50% người bệnh mắc huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS) bị hội chứng hậu huyết khối với biểu hiện phù chi dưới, loét tĩnh mạch gây đau nhức, giới hạn vận động.

Tình trạng này nếu không được xử lý trong thời gian dài có thể gây thuyên tắc phổi, suy hô hấp cấp, thậm chí đột tử.

Cách nhận biết từ sớm

Theo TS Lê Phi Long, Phó trưởng khoa Lồng ngực - Mạch máu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, loét tĩnh mạch do HKTMS chiếm tỷ lệ 70-80% trường hợp người bệnh loét chân mạn tính.

“Tình trạng này bắt nguồn từ sự tắc nghẽn dòng máu tĩnh mạch tại các chi. Theo thời gian, lưu lượng máu bị ứ đọng tại các tĩnh mạch ở chi càng lớn, dẫn đến tình trạng căng cứng, phù nề chi”, vị chuyên gia thông tin.

Về lâu dài, biểu hiện này gây ra tình trạng rối loạn chuyển hóa tại chỗ, loạn dưỡng, từ đó hình thành các vết lở loét.

TS Long đánh giá phù chi dưới, loét tĩnh mạch gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh, cả về mặt sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống, đồng thời mang tới gánh nặng cho xã hội.

Số liệu thống kê tại các trung tâm y tế quốc tế cho thấy chi phí hàng năm để điều trị loét tĩnh mạch do HKTMS có thể lên tới hàng tỷ USD.

Tuy nhiên, các vết loét không được điều trị sẽ ngày càng lây lan, tăng nguy cơ bội nhiễm, dẫn tới những tình trạng nặng hơn như viêm mô tế bào lan rộng, hoại tử chi, cắt cụt chi...

Không những thế, BS Nguyễn Đức Chỉnh, khoa Tim mạch Can thiệp, cho hay khoảng 50% người bệnh thuyên tắc HKTMS diễn biến sang hội chứng hậu huyết khối và khoảng 10% bị loét mạch.

Theo một nghiên cứu được thực hiện ở 227 trung tâm y tế trên 27 quốc gia, nguy cơ loét chi hậu huyết khối tăng tới 5,5 lần ở người bệnh có huyết khối, tăng 3,2 lần ở người bệnh giãn tĩnh mạch, tăng 2,3 lần ở người bệnh tiểu đường, tăng 2 lần ở người béo phì và tăng 2,5 lần ở nam giới.

Cụ thể, diễn tiến bệnh được chia thành 6 mức độ với các biểu hiện tăng dần. Trong đó, đau chân, chuột rút, dị cảm, ngứa hoặc tình trạng giãn mao mạch, tĩnh mạch, phù chân... là những dấu hiệu ban đầu dễ nhận biết, báo hiệu sớm tình trạng phù chi dưới, loét tĩnh mạch do HKTMS.

Phương pháp điều trị

Theo BS Nguyễn Đức Chỉnh, các phương pháp điều trị phù chi dưới, loét tĩnh mạch do HKTMS được chia thành 3 nhóm chính gồm:

  • Điều trị không dùng thuốc: Thay đổi lối sống, tăng cường vận động, sử dụng các phương pháp hỗ trợ như tất áp lực, băng ép…
  • Điều trị bằng thuốc: Sử dụng thuốc kháng đông, có thể kết hợp thuốc tăng trương lực tĩnh mạch.
  • Điều trị can thiệp bằng phẫu thuật: Đặt stent, lấy huyết khối...

“Các phương pháp điều trị kể trên được áp dụng cho hầu hết ca bệnh. Đối với nhóm phụ nữ trong giai đoạn mang thai hoặc người bệnh ung thư, việc áp dụng phương pháp điều trị cần có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa”, vị chuyên gia nói thêm.

Theo TS Lê Phi Long, kế hoạch phòng ngừa phù chi dưới, loét tĩnh mạch do HKTMS có sự khác nhau, tùy thuộc vào yếu tố nguy cơ của người bệnh.

Thay đổi chế độ sinh hoạt, sử dụng dụng cụ hỗ trợ như vớ áp lực, băng ép, dùng thuốc kháng đông đúng theo chỉ định của bác sĩ... là những “vũ khí chính yếu” trong điều trị phòng ngừa hội chứng hậu huyết khối do HKTMS.

Theo Zingnews

https://zingnews.vn/benh-ly-khien-nguoi-benh-phu-ca-2-chan-post1383464.html#zingweb_category_category645_newslatest_3

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke