Sunday, 12/05/2024

Người bị tiểu đường cần lưu ý gì trong mùa dịch COVID-19?

09:36 28/05/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Dinh dưỡng là một trong các phương pháp điều trị đầu tiên, cơ bản và lâu dài với các bệnh mạn tính, đặc biệt là bệnh tiểu đường.

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, số người tử vong do mắc COVID-19 tăng cao hơn ở nhóm có mắc bệnh mạn tính (tiểu đường đường, bệnh lý tim mạch, …).

Do vậy, dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường không những duy trì mục tiêu điều trị mà còn hỗ trợ, cải thiện sức đề kháng cần được quan tâm thích đáng hơn nữa. Những lưu ý về dinh dưỡng, người bện nên:

Đảm bảo đủ năng lượng cho cơ thể theo như khuyến cáo cho từng người bệnh, cân đối các chất sinh năng lượng (chất bột, đường, chất đạm, chất béo).

Duy trì đường huyết ổn định trong ngày, tránh hạ đường huyết khi xa bữa ăn hoặc tăng đường huyết quá mức sau ăn.

 

Không bỏ bữa, nên ăn tối thiểu 3 bữa/ngày, có thể thêm 1-3 bữa tùy tình trạng đường huyết và bệnh lý kèm theo.

Nên lựa chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (<55%) hoặc các thực phẩm giàu chất xơ như gạo lứt, gạo lật nảy mầm, bánh mỳ nâu, khoai, ngô luộc, rau xanh, …

Cung cấp đủ chất đạm hàng ngày; cân đối cả đạm động vật (thịt, cá, trứng, sữa, …) và thực vật (gạo, đậu phụ, đậu, đỗ các loại, …). Nên hạn chế đạm, khi có suy thận.

Ăn đủ rau xanh và quả chín theo khuyến nghị mỗi ngày để cung cấp vitamin, chất xơ và các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể. Nên ăn 1 bát rau/bữa; hoa quả ít ngọt: 80-100g/lần x 1-2 lần/ngày.

Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp … vì chứa nhiều đường, nhiều chất béo và muối.

Ăn nhạt hơn bình thường, đặc biệt khi có bệnh tim mạch, bệnh thận … Thực hiện khẩu hiệu giảm muối: “Cho bớt muối, chấm nhẹ tay, giảm ngay đồ mặn”.

Uống đủ nước hàng ngày, nên uống nước lọc, nước khoáng, …. Hạn chế nước ngọt, nước đóng chai, nước hoa quả

Hạn chế hoặc bỏ thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác.

Duy trì hoạt động thể lực hàng ngày 30 đến 60 phút/ngày tùy từng người bệnh hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tập.

Nên duy trì cân nặng hợp lý, cần giảm cân nếu có thừa cân béo phì hoặc tăng cân khi có suy dinh dưỡng.

Nên định kỳ đi khám tư vấn theo hẹn của bác sĩ để được điều chỉnh kịp thời.

Ngoài ra, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, tuân thủ các quy định phòng chống dịch của Chính phủ, Bộ Y tế đã hướng dẫn để hạn chế tối đa nguy cơ mắc COVID-19.

Theo VTC News

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke