Sunday, 24/11/2024

Nếu bạn thức dậy với cơn đau họng, hãy thử 5 cách này tại nhà

19:00 08/09/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Súc miệng bằng nước muối, sử dụng mật ong, chanh hay nghệ có thể giúp bạn làm dịu cơn đau họng, giảm viêm hiệu quả.

Viêm, đau họng là một trong những bệnh phổ biến nhất về sức khỏe, thường gây ra bởi các bệnh nhiễm trùng như cảm lạnh thông thường, cúm và viêm họng liên cầu. Mặc dù có thể khá đau, các triệu chứng viêm họng thường khỏi trong vòng một tuần.

Theo Cleveland Clinic, bác sĩ chuyên khoa y học gia đình Daniel Allan cho biết cách tốt nhất để tìm hiểu nguyên nhân gây ra đau họng là đến gặp bác sĩ. Nhưng nếu bạn không thể đặt lịch hẹn ngay lập tức, một số cách chữa đau họng tại nhà hiệu quả nhờ đặc tính kháng viêm và chữa bệnh của chúng.

Nước muối

Mặc dù có thể không giúp bạn giảm đau ngay lập tức, nước muối vẫn là phương thuốc hiệu quả để tiêu diệt vi khuẩn đồng thời làm loãng chất nhầy và giảm đau. Bạn chỉ cần pha nửa thìa cà phê muối vào khoảng 240 ml nước ấm, sau đó súc miệng thật sạch.

Mật ong

Tiến sĩ Charlotte Smith, bác sĩ tại Hệ thống Y tế Đại học Pennsylvania tại Philadelphia (Mỹ), cho biết mật ong là một trong những biện pháp khắc phục tốt nhất cho chứng đau họng do đặc tính kháng khuẩn tự nhiên giúp chữa lành vết thương, giảm đau tức thì và giảm viêm. Mật ong cũng có thể tiêu diệt vi khuẩn và giúp chống lại nhiễm trùng do virus.

Nếu bạn đang bị ho kèm đau họng, mật ong cũng hoạt động như loại thuốc giảm ho hiệu quả. Cách dùng: Trộn 2 thìa mật ong với một cốc nước ấm hoặc trà và khuấy đều. Uống nhiều lần trong ngày khi cần thiết. Điều quan trọng cần lưu ý là không nên cho trẻ sơ sinh dưới một tuổi uống mật ong.

Chanh tăng cường hệ miễn dịch

Tương tự nước muối và mật ong, chanh rất tốt cho bệnh viêm họng vì chúng có thể giúp phá vỡ chất nhầy và giảm đau. Ngoài ra, chanh chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và sức mạnh để ngăn ngừa nhiễm trùng. Bạn có thể pha một thìa cà phê nước cốt chanh vào cốc nước ấm và uống để giảm đau nhanh chóng.

Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau tức thì. Ảnh: Insider.

Sử dụng nghệ

Theo Hindustan Times, nghệ là một trong những loại gia vị được sử dụng nhiều nhất trong nhà bếp của người Ấn Độ và các hiệu thuốc theo phương pháp Ayurveda do đặc tính chống viêm, giảm đau, kháng sinh và chữa bệnh.

Nghệ có vị đắng, hăng và nóng, làm dịu cơn đau. Thực phẩm này thường được nấu ăn để điều trị các chứng rối loạn như cảm lạnh, ho, đau họng, chữa lành vết thương, tiểu đường, đau nhức cơ thể, viêm khớp, tăng cường khả năng miễn dịch, giảm viêm. Ba cách có thể giúp bạn giảm đau họng với nghệ:

- Pha một muỗng canh nghệ vào cốc nước, đun sôi trong 3-5 phút, sau đó súc miệng với nước này 3 lần/ngày.

- Trộn một thìa cà phê nghệ, một hạt tiêu đen nghiền nát, một thìa cà phê mật ong. Uống hỗn hợp này 2-3 lần/ngày trước hoặc sau bữa ăn một giờ.

- Uống sữa nghệ. Pha một thìa cà phê nghệ vào cốc sữa ấm và uống. Hỗn hợp này có thể làm dịu cổ họng.

Sử dụng các loại trà thảo mộc

Bạn có thể thử nhiều loại trà thảo mộc khác nhau để giảm đau họng nhanh chóng. Trà đinh hương và trà xanh đều chứa các đặc tính kháng khuẩn và chống viêm để chống lại nhiễm trùng, đồng thời giúp giảm đau.

Trà mâm xôi, hoa cúc và bạc hà là những lựa chọn tuyệt vời để giảm đau và viêm. Trà hoa cúc cũng có thể dùng như chất bôi trơn tự nhiên, vì vậy, nếu bạn bị khàn giọng và khó nói, đây có thể là lựa chọn tốt của bạn. Ngoài ra, trà bạc hà có thể làm tê cổ họng và giảm đau tự nhiên.

Điều cần lưu ý khi chọn loại trà thảo mộc để trị đau họng, bạn cần kiểm tra hàm lượng caffeine. "Khi khỏi bệnh, điều quan trọng là phải nghỉ ngơi. Nếu bạn chuẩn bị đi ngủ, tốt nhất nên uống trà không chứa caffein", tiến sĩ Smith khuyến cáo.

Theo báo Zingnews

https://zingnews.vn/neu-ban-thuc-day-voi-con-dau-hong-hay-thu-5-cach-nay-tai-nha-post1350182.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke