Thursday, 21/11/2024

Mẹo nhỏ khắc phục chứng buồn ngủ sau khi ăn cơm

11:24 19/08/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ và lười biếng sau khi ăn cơm, thì dưới đây là cách bạn có thể hồi phục năng lượng của mình.

Có bao giờ bạn đang làm việc và đột nhiên ngay sau khi ăn cơm, bạn cảm thấy buồn ngủ không? Nếu có, đó không phải là câu chuyện của riêng bạn nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao ăn cơm lại thường xuyên thôi thúc bạn đi ngủ đột ngột?

Gần đây, chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng Pooja Makhija đã chia sẻ trên Instagram cách cơm gây buồn ngủ và giải pháp để tránh cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi và uể oải không mong muốn.

Mối quan hệ giữa cơm và ngủ

Trên toàn cầu, rất nhiều người ăn cơm như một phần lương thực chính của họ. Người ta tự hỏi liệu giống hoặc chất lượng của gạo có phải là nguyên nhân gây ra cảm giác buồn ngủ hay không, nhưng không phải vậy. Cơm là thực phẩm an toàn và đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh vì nó chứa nhiều carbohydrate.

Bà Pooja giải thích: “Bất kỳ loại carb nào cũng sẽ có tác dụng tương tự vì carb được chuyển hóa thành glucose và glucose cần insulin. Một khi insulin tăng lên, nó sẽ thúc đẩy não đưa các axit béo thiết yếu của tryptophan vào. Quá trình đó làm tăng melatonin và serotonin, là những hormone gây buồn ngủ”.

Được biết, đây là một phản ứng thần kinh rất bình thường để cơ thể có thể làm chậm lại bất cứ điều gì nó đang làm và tập trung vào tiêu hóa.

Chắc hẳn bạn đang nghĩ rằng điều đó có nghĩa là tiêu thụ cơm, nhất là vào bữa trưa chắc chắn là một ý kiến tồi. Nếu bạn không muốn cảm thấy mệt mỏi hoặc uể oải vào giữa ngày, đây là hai giải pháp:

Kiểm soát khẩu phần ăn và tránh ăn quá nhiều cơm

Người ta có xu hướng ăn nhiều cơm hơn so với bánh mì. Theo Pooja, kiểm soát khẩu phần ăn là giải pháp đầu tiên. Số lượng bữa ăn không nên quá lớn. Bữa ăn càng nhiều, nỗ lực chống chọi với mệt mỏi càng lớn. Lượng cơm ít hơn là cách bạn có thể ngăn chặn các hormon buồn ngủ tiết ra trong máu, gây ra cảm giác mệt mỏi.

Tiêu thụ ít carbs hơn

Đảm bảo rằng bạn ăn ít carbs hơn trong bữa ăn của mình. Bà Pooja khuyên rằng bữa ăn trưa của bạn nên có 50% rau, 25% protein và 25% carbs./.

Theo VOV

https://vov.vn/suc-khoe/meo-nho-khac-phuc-chung-buon-ngu-sau-khi-an-com-883392.vov

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke