Saturday, 23/11/2024

Men gan tăng 250 lần sau uống 20 ly champagne

08:49 11/07/2023

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Sau khi uống liên tục 20 ly champagne, người đàn ông 37 tuổi đau bụng, buồn nôn, bác sĩ chẩn đoán men gan tăng 250 lần, suy gan cấp.

Gia đình cho biết bệnh nhân uống rượu một đến hai lần mỗi tháng, thường xuyên say sau uống. Hai tuần trước, sau khi uống 20 ly champagne, anh bị mệt mỏi, buồn nôn, tự mua thuốc bổ gan uống nhưng không đỡ. Vài tiếng sau, anh đau quặn bụng tiêu chảy. Anh còn nghiện nước tăng lực, mỗi ngày uống khoảng 6 lon.

Ngày 10/7, bác sĩ Nguyễn Hải Ánh, Khoa tiêu hóa, Bệnh viện Hồng Ngọc, cho biết chỉ số men gan của người bệnh tăng đột biến. Cụ thể, chỉ số AST phản ánh tình trạng tổn thương tế bào gan tăng lên 8700 U/L, gấp 250 lần (bình thường là 5-34 U/L). Chỉ số ALT đánh giá tình trạng tổn thương gan tăng lên 4400 U/L, gấp 80 lần (bình thường là 0-55 U/L).

Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị thiếu máu, ngộ độc rượu và viêm gan cấp, khiến chỉ số men gan tăng cao. Ngoài ra, các chỉ số còn cảnh báo suy gan cấp và tổn thương cơ, tiêu cơ vân, nguy hiểm tính mạng. Người đàn ông được bù dịch và điện giải tích cực, chỉ số men gan giảm dần. Sau 5 ngày, sức khỏe bệnh nhân ổn định, cần kiêng rượu bia, chất kích thích để gan được hồi phục hoàn toàn.

Bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân sau điều trị. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Rượu bia gây hại đến hệ tiêu hóa, giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, gây chướng bụng, đầy hơi, viêm loét dạ dày, tá tràng, suy giảm khả năng tình dục, sức khỏe sinh sản.

Để an toàn, bác sĩ khuyến cáo mỗi ngày nam giới không nên uống quá 720 ml bia hoặc 300 ml rượu vang hoặc 60 ml rượu whisky. Đối với nữ giới, mỗi ngày không nên uống quá 360 ml bia hoặc 150 ml rượu vang hay 30 ml rượu whisky. Cố gắng kiểm soát lượng uống ở mức nguy cơ thấp nhất trong một lần.

Sau uống, tuyệt đối không điều khiển xe hay tham gia vào các hoạt động ngoài trời hoặc ở những nơi nguy hiểm, không an toàn, dễ bị ngã, va chạm, chấn thương.

Không nên pha rượu với bia và các chất kích thích bởi chúng gây ngộ độc cấp như chóng mặt, buồn nôn, đầy hơi, táo bón, thậm chí mất tri giác và tử vong khi nồng độ cồn trong máu tăng quá cao

Hạn chế uống rượu khi đói vì dạ dày rỗng khiến nồng độ cồn trong máu tăng nhanh gây choáng. Nên tránh sử dụng các loại đồ uống chứa cồn không rõ nguồn gốc xuất xứ, giá rẻ bất thường. Khi thấy biểu hiện đau đầu, đau bụng, chóng mặt, hạ thân nhiệt, huyết áp, nhìn mờ bóng mây sau uống rượu, người dân cần tới các cơ sở y tế gần nhất kiểm tra.

Theo Vnexpress

https://vnexpress.net/men-gan-tang-250-lan-sau-uong-20-ly-champagne-4627497.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke