Saturday, 23/11/2024

Lý do gây tê, gây mê có thể gây chết người

18:45 08/12/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Dùng thuốc gây tê, gây mê sai chỉ định hoặc quá liều, có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc, sốc thuốc khiến bệnh nhân tử vong ngay trên bàn mổ.

Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận nhiều vụ tai biến thẩm mỹ, dẫn đến tử vong. Hồi tháng 4, người phụ nữ 61 tuổi tử vong khi cấy mỡ ngực tại Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam Sài Gòn. Tháng 3, người phụ nữ 33 tuổi qua đời khi phẫu thuật nâng ngực tại Bệnh viện 1A. Hôm 6/12, một cô gái tử vong sau khi tiêm thuốc gây tê/mê để đốt mỡ tại Trung tâm thẩm mỹ Key Beauty Center.

Theo TS. BS Hoàng Thanh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật Tạo hình - Thẩm mỹ, Bệnh viện Bỏng Quốc gia, gây tê là sử dụng thuốc tê để ức chế tạm thời dẫn truyền xung động thần kinh nhằm làm mất cảm giác đau nhưng không mất ý thức. Người được gây tê vẫn tỉnh táo, nghe, nói chuyện được với bác sĩ. Gây tê dùng trong trường hợp phẫu thuật nhỏ, phẫu thuật ở tứ chi, dùng cho người không thể gây mê, giúp giảm đau sau phẫu thuật.

Còn gây mê là phương pháp vô cảm, đưa thuốc mê vào cơ thể qua đường tĩnh mạch hay đường hô hấp. Thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương, làm cho người bệnh mất cảm giác toàn thân, thông qua việc gây ngủ làm mất ý thức có kiểm soát. Gây mê được sử dụng phổ biến ở những cuộc phẫu thuật lớn.

Theo bác sĩ, rủi ro thường gặp nhất khi gây mê, gây tê do cơ thể có phản ứng với thuốc. Trường hợp dùng thuốc quá liều, sai phương pháp, cơ thể sẽ xảy ra phản ứng ngộ độc, sốc thuốc khiến tụt huyết áp đột ngột, giảm sức co bóp cơ tim và rối loạn nhịp, co thắt gây khởi phát cơn hen phế quản, tăng dịch tiết đàm nhớt làm khó thở, giảm oxy máu, suy hô hấp, ngưng tim, ngưng thở. Nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời, người bệnh sẽ tử vong ngay trên bàn mổ.

Mặt khác, tử vong có thể xảy ra khi người thực hiện phẫu thuật không được đào tạo chuyên khoa, không có chứng chỉ hành nghề và không có kinh nghiệm phẫu thuật. Cơ sở thẩm mỹ tư nhân kém uy tín, không đủ trang thiết bị cấp cứu, thiếu nhân sự để theo dõi bệnh nhân sát sao trong và sau mổ nên không phát hiện bất thường sớm.

"Trường hợp hiếm là cơ địa người bệnh quá mẫn cảm", bác sĩ Cao Ngọc Duy, Phó trưởng Khoa Hàm Mặt Thẩm mỹ, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang Hà Nội, nói. Trong đó, nhóm nguy cơ ngộ độc cao là bệnh nhân thể trạng gầy, suy dinh dưỡng, mắc các bệnh như suy giảm chức năng thận, gan, tim... Trẻ em dưới 6 tháng tuổi, người già cũng nhạy cảm hơn.

Can thiệp hút mỡ phải thực hiện ở bệnh viện. Bác sĩ sẽ gây mê toàn thân sau đó kết hợp gây tê tại chỗ để hỗ trợ quá trình hút mỡ an toàn, cầm máu, cân bằng điện giải. Ảnh: Acibadem

Bác sĩ cho biết, các trường hợp dùng thuốc đều an toàn nếu như kỹ thuật viên thực hiện đúng nguyên tắc như liều sử dụng, phương pháp, yếu tố cơ địa của từng người bệnh. Theo khuyến cáo, quy định về liều lượng thuốc phải cân đối với cân nặng, ví dụ bệnh nhân 50 kg chỉ được phép sử dụng dưới 500 mg để hạn chế tối đa tai biến, biến chứng.

Trước khi can thiệp thẩm mỹ, người bệnh cần biết chuyên gia sẽ thực hiện phẫu thuật cho mình là ai, có đủ điều kiện phẫu thuật không. Trước mổ, bác sĩ cần thăm khám, khai thác tiền sử người bệnh kỹ lưỡng để biết bệnh nhân có bệnh lý chống chỉ định phẫu thuật hay bệnh nền như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch. Đồng thời phải làm các xét nghiệm kiểm tra như xét nghiệm máu, X-quang, điện tim.

Ngoài ra, chỉ định gây mê, gây tê cần được cân nhắc kỹ lưỡng với từng trường hợp. Cụ thể, bệnh nhân nâng ngực sẽ được gây mê; nâng mũi gây tê và thực hiện tại các phòng khám tạo hình thẩm mỹ chuyên khoa được cấp phép. Nếu nâng mũi gây mê phải tiến hành ở bệnh viện.

Khách hàng can thiệp hút mỡ phải thực hiện tại bệnh viện và không dùng thuốc tê tại chỗ vì vùng hút mỡ rộng, đau nhiều. Do đó, bác sĩ sẽ phải gây mê toàn thân, sau đó kết hợp gây tê tại chỗ để hỗ trợ quá trình hút mỡ an toàn, cầm máu và cân bằng điện giải.

Bác sĩ Duy khuyến cáo người bệnh có trách nhiệm với tính mạng của mình, "không ham phẫu thuật thẩm mỹ giá rẻ, tránh tiền mất, tật mang".

Theo Vnexpress

https://vnexpress.net/ly-do-gay-te-gay-me-co-the-gay-chet-nguoi-4545170.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke