Thursday, 25/04/2024

Luyện tập tăng sức đề kháng trong mùa dịch bệnh

11:40 11/05/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Khi dịch bệnh COVID-19 còn đang diễn biến phức tạp, ngoài việc thực hiện đầy đủ và nghiêm túc những biện pháp phòng chống dịch đã được khuyến cáo, mỗi người cũng cần tự nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để phòng lây nhiễm.

Miễn dịch đặc hiệu hay miễn dịch thu được có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Hoạt động thể lực được chứng minh có khả năng tăng cường đáp ứng miễn dịch của cơ thể thông qua tăng nồng độ các globulin miễn dịch như IgA, IgG, IgD…, trong đó đặc biệt là IgA là kháng thể có nhiều trong các dịch tiết của cơ thể như nước bọt, dịch niêm mạc mũi, miệng, dịch ruột.

Các nghiên cứu cho thấy tập luyện thể lực đều đặn với cường độ trung bình trong thời gian từ trên 30 phút mỗi ngày sẽ làm tăng đáng kể nồng độ IgA, các globulin miễn dịch khác, các tế bào lympho (NK) và các đại thực bào.. Đối với người cao tuổi, hoạt động thế chất phù hợp đều đặn có tác dụng hạn chế suy giảm miễn dịch do quá trình lão hóa của cơ thể.

Hình thức tập

Lựa chọn những loại hình vận động tập luyện phù hợp với đặc điểm hình thể, sức khỏe, tình trạng bệnh tật của mỗi người cũng như điều kiện hoàn cảnh môi trường, xã hội.

Trong giai đoạn cách ly xã hội, hạn chế tiếp xúc đông người nơi công cộng, hay đối với những người có các bệnh lý mạn tính, bệnh lý nền, sức đề kháng kém cần hạn chế tiếp xúc để tránh lây nhiễm bệnh. Có thể tập luyện tại nhà hay những nơi có không gian thoáng đãng với các loại hình tập luyện đơn giản mà vẫn đạt được hiệu quả mong muốn.

Những hoạt động thể chất đơn giản tại nhà như các bài tập thở, tập yoga, tập đi bộ trong nhà, lên xuống cầu thang, nhảy dây, đạp xe tại chỗ, các bài tập thể dục toàn thân hoặc các bộ phận cơ thể, các bài tập với những dụng cụ đơn giản như tạ tay, dây chun, xà…. hay đơn giản chỉ là thực hiện các công việc sinh hoạt cá nhân, lau nhà, làm vườn, tưới cây….  Những bài tập này hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu vận động tập luyện của mỗi người mà không đòi hỏi không gian quá rộng hay phải trang bị những phương tiện tập luyện phức tạp, đắt tiền.

Duy trì luyện tập tại nhà tăng sức đề kháng cho cơ thể trong mùa dịch bệnh.

Thời gian tập

Thời lượng, cường độ, tần suất tập tùy thuộc tình trạng sức khỏe và sự thích nghi của mỗi người đối với loại hình vận động tập luyện lựa chọn. Để rèn luyện nâng cao sức đề kháng nói riêng và sức khỏe thể chất chung thời gian mỗi lần tập nên kéo dài từ 30 phút đến 1 giờ mỗi ngày. Tập hàng ngày hoặc ít nhất 5 ngày mỗi tuần. Tuy vậy, không có một công thức chung cho tất cả mọi người. Đối với những người có khó khăn để hoạt động thể lực đôi khi chỉ cần những thay đổi tư thế, di chuyển đi lại trong phòng trong vài phút mỗi lần đã thực sự hữu ích.

Chú ý khi tập

Xây dựng thói quen vận động tập luyện như một nhu cầu thiết yếu. Việc tập luyện quan trọng là phải được tiến hành một cách khoa học, thường xuyên, liên tục và có hệ thống.

Cần đảm bảo an toàn tập luyện. Chú ý đặc điểm cá thể, tuổi, tình trạng sức khỏe, các bệnh lý nếu có; thời điểm, thời lượng tập luyện phù hợp; chế độ dinh dưỡng, nước uống, nghỉ ngơi hợp lý…

Không tập luyện quá sức bởi hoạt động thể lực vừa tăng cường vừa ức chế hệ miễn dịch. Khi gắng sức mức độ vừa và nặng, chức năng miễn dịch của cơ thể được kích thích qua việc huy động các tế bào lympho từ máu. Tuy nhiên, chức năng miễn dịch suy yếu tạm thời sau tập luyện, được gọi là trạng thái “hồi phục” của hệ miễn dịch.

Giai đoạn suy giảm chức năng miễn dịch gây giảm hoạt động của tế bào lympho (NK), tăng sinh nhẹ các tế bào lympho và làm giảm lượng kháng thể IgA.

Khoảng thời gian suy giảm chức năng miễn dịch phụ thuộc vào cường độ và thời gian gắng sức và đặc điểm từng cá thể. Sự suy giảm này có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, cá biệt có thể dài hơn, nhất là sau tập luyện nặng, gắng sức quá mức kéo dài, thời gian nghỉ giữa các bài tập quá ngắn không đủ để cơ thể hồi phục… Đây là những nguy cơ dẫn tới tăng dần tính nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn.

Lựa chọn loại hình vận động phù hợp và duy trì thói quen tập luyện đều đặn giúp nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần, nhờ đó duy trì năng lực miễn dịch của cơ thể, tăng cường sức đề kháng, phòng chống virus một cách hiệu quả.

Theo Sức khỏe đời sống

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke