Thursday, 02/05/2024

Hiểm họa khi hóp bụng để có eo thon

06:39 29/10/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Các chuyên gia cho biết phương pháp hóp bụng để có eo thon có thể gây mất cân bằng cơ bắp, được gọi là hội chứng đồng hồ cát.

Trong nhiều thập kỷ, tiêu chuẩn đẹp hình thể nhấn mạnh tầm quan trọng của một cơ bụng phẳng, săn chắc. Khi tập luyện và ăn uống không hiệu quả, nhiều người tìm đến các phương pháp cực đoan hơn để có vòng eo đẹp cấp tốc, như hóp bụng trong thời gian càng lâu càng tốt.

Thực tế, đây là quá trình co thắt liên tục các cơ bụng để kéo hẹp dạ dày. Nó làm thay đổi mô hình chuyển động của cơ bụng, dẫn đến sự mất cân bằng cơ, còn được gọi là "hội chứng đồng hồ cát".

Khác với tiêu chuẩn thân hình "đồng hồ cát", hội chứng này có thể gây đau đớn, để lại nhiều vấn đề sức khỏe, dẫn đến đau lưng, các vấn đề hô hấp và nhiều loại bệnh khác.

"Hội chứng đồng hồ cát là kết quả của việc hóp bụng thường xuyên hoặc trong thời gian dài. Các cơ của bụng trở nên ưu trương hoặc căng cứng, sinh ra yếu cơ", tiến sĩ Adam Browning, Bệnh viện Medina, giải thích.

Nguyên nhân là bởi việc hóp bụng sẽ kích hoạt 4 loại cơ. Đầu tiên là các sợi cơ trên trực tràng. Cặp cơ này kéo dài từ xương sườn xuống xương chậu, giữ các cơ quan nội tạng ở đúng vị trí. Đây cũng là nơi hình thành cơ bụng "6 múi". Tiếp theo là cơ xiên trong. Cặp cơ này gắn ngay bên trong xương hông và đường giữa dạ dày, ở hai bên cơ bụng trực tràng. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện quyển động quay trái, phải của cơ thể. Thứ ba là cơ bụng ngang, nằm bên dưới cơ xiên trong. Lớp cơ này giúp ổn định thân người. Cuối cùng là cơ hoành, nằm ngay dưới phổi, hỗ trợ quá trình thở.

"Trong mỗi trường hợp, các cơ này co lại sẽ làm tăng áp lực lên ổ bụng, đồng thời đẩy phổi và các chất trong dạ dày lên lồng ngực", tiến sĩ Browning cho biết.

Hóp chặt cơ bụng thực tế là một cách vận động bất thường, phản xạ vô điều kiện của cơ thể trong một số trường hợp, vì một vài lý do khác nhau. Ví dụ, khi bị đau do chấn thương hoặc phẫu thuật, mọi người vô thức thở nông để cố gắng bảo vệ cơ cốt lõi, tránh tổn thương nhiều hơn.

Nhiều người có thói quen hóp bụng để có vòng eo thon. Ảnh: Pronatal Fitness

Khi được thực hiện một cách cố ý hoặc qua tập luyện lâu dài, hóp bụng có thể trở thành thói quen hoặc hành vi mạn tính ở độ tuổi trưởng thành.

Thói quen này tạo áp lực lên cấu trúc vùng chậu, có thể ảnh hưởng đến cơ sàn chậu. Các mô mềm bị suy yếu do luôn trong tình trạng căng cứng, không có khả năng co bóp với tần suất hoặc sức mạnh tương tự như vùng bụng trên. Sàn chậu yếu dẫn đến tiểu tiện không tự chủ hoặc rò rỉ nước tiểu trong các hoạt động thường ngày như cười hoặc ho.

Hóp bụng quá lâu cũng gây nên các vấn đề về hô hấp. Theo tiến sĩ Browning, khi dạ dày co bóp, cơ hoành cũng co bóp theo hướng ngược lại, kéo xương sườn lên trên và tạo không gian âm cho phổi nở ra khi hít vào.

"Điều này có nghĩa khi bạn ép dạ dày bằng cách hít vào, xương sườn và phổi có ít khoảng trống để nở ra hơn. Khi phổi không có đủ không gian, diện tích bề mặt vận chuyển oxy bị hạn chế. Bạn không thể thở hết sức", tiến sĩ Browning giải thích. Hóp bụng có thể làm giảm lượng oxy tới 30%.

Thói quen hóp bụng còn gây đau cổ và lưng. Thông thường, các cơ lưng giữa và lưng dưới chịu trách nhiệm nâng đỡ thân trên. Động tác hóp bụng làm rối loạn các cơ lõi bụng, khiến cổ, vai và lưng bị đau.

Dù nguy hiểm, mọi người vẫn có thể tự khắc phục "hội chứng đồng hồ cát" bằng những bài tập đơn giản. Julie Wiebe, giáo sư trợ lý vật lý trị liệu tại Đại học Michigan, khuyến nghị tập thở bằng bụng để "hướng dẫn" lại não và thả lỏng bụng tự nhiên. Quan trọng hơn, đây là phương pháp huấn luyện tinh thần trước những tiêu chuẩn về vẻ đẹp cực đoan.

Theo Vnexpress

https://vnexpress.net/hiem-hoa-khi-hop-bung-de-co-eo-thon-4529188.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke