Monday, 29/04/2024

Hé mở về Hương Sen Group

15:57 26/04/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Là tập đoàn tư nhân hàng đầu Thái Bình với thương hiệu chủ lực Bia Đại Việt, Hương Sen Group của gia đình doanh nhân kỳ cựu Trần Văn Sen không giấu diếm tham vọng lấn sân sang các lĩnh vực bao bì, bất động sản, đầu tư tài chính...

Khởi nghiệp từ làng…

Làng Mẹo, tức làng Phương La từ xa xưa vốn là một ngôi làng nổi tiếng với nghề dệt truyền thống ở tỉnh Thái Bình. Tuy nhiên đã có thời điểm làng nghề nổi tiếng này phải đứng trước nguy cơ mai một do công cụ lạc hậu, năng suất thấp, bà con bỏ đi nơi khác làm ăn. Là trưởng tộc dòng họ Trần, ông Trần Văn Sen đã trăn trở nghĩ cách “cứu” nghề của cha ông để lại. 

Ban đầu, ông đưa nghề dệt chiếu, đan lưới về quê hương giúp bà con ổn định cuộc sống; sau đó, đến các làng nghề dệt truyền thống nổi tiếng tiếp thu công nghệ mới, cải tiến nâng cấp máy dệt thủ công thô sơ thành máy dệt bán tự động, liên hoàn, dệt vải khổ rộng cho năng suất, hiệu quả cao hơn. Để duy trì và giữ nghề truyền thống cho quê hương, năm 1968, ông cùng với một vài thành viên trong họ tộc đã thành lập tổ sản xuất để cho ra lò những sản phẩm phục vụ cuộc sống hàng ngày của người dân.

Năm 1981, ông Sen đứng ra thành lập tổ hợp chuyên nghiên cứu, sản xuất hàng dệt cao cấp Tân Phương, thu hút hàng trăm lao động, mỗi năm sản xuất hàng triệu mét vải phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang Liên Xô, Đông Đức, Nhật Bản. Đây cũng là mô hình kinh tế mới xuất hiện đầu tiên ở Thái Bình, báo hiệu những phương thức làm ăn mới, những nhân tố mới trên mảnh đất dệt truyền thống Phương La.

Không lâu sau đó, Tổ hợp dệt Tân Phương nâng lên thành Xí nghiệp Dệt nhuộm Hưng Hà, rồi Công ty Dệt nhuộm in hoa Hương Sen ra đời.

Doanh nhân Trần Văn Sen (Ảnh: Internet).

Cùng với việc phát triển ngành nghề truyền thống, Hương Sen còn mở thêm hướng đầu tư mới vào ngành bia, nước giải khát, một mảng có thị trường tiêu thụ rộng lớn, đồng thời đổi tên thành Công ty Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Hương Sen.

Việc một nghệ nhân ngành dệt bất ngờ chuyển hướng sang lĩnh vực rất mới, có tỷ suất đầu tư lớn, chịu sự cạnh tranh quyết liệt cũng đã gặp phải không ít khó khăn. Song đã quyết là làm, vị doanh nhân họ Trần này đã cho ra mắt các dòng sản phẩm Bia Đại Việt có chủng loại, mẫu mã đa dạng.

Để phát triển hệ thống phân phối và quảng bá hình ảnh, thương hiệu các sản phẩm rượu bia, nước giải khát, tháng 3/2012, vị doanh nhân sinh năm 1940 đã thành lập Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Long Hưng. Tại đây, Tổng giám đốc kiêm đại diện pháp luật là bà Trần Thị Ngọc Bích (SN 1968) – con gái ông Sen.

Song song với đó, Tập đoàn Hương Sen liên tục đầu tư nhiều dự án lớn; xây dựng và mở rộng công suất nhà máy bia tại phường Bồ Xuyên, TP. Thái Bình. Năm 2011, Hương Sen đầu tư 400 tỷ đồng xây dựng nhà máy nước giải khát công suất 150 triệu lít một năm và đầu tư gần 300 tỷ đồng để xây dựng nhà máy sản xuất rượu công suất 30 triệu lít một năm, tại cụm công nghiệp Tam Quang, huyện Vũ Thư. Cùng với đó, công ty cũng đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất bao bì Hương Sen công suất 10.800 m2/h, tại khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh, TP. Thái Bình.

Cho đến hiện tại, Bia Đại Việt đã là thương hiệu có tiếng, có mặt trên khắp 64 tỉnh thành trong cả nước và xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan cùng hàng chục quốc gia khác.

Sau bia Đại Việt, Hương Sen tiếp tục cho ra đời thêm nhiều loại đồ uống cao cấp như: Trà bí đao, chanh leo, nước cam, chanh muối, nước dâu, nước táo. Nhiều doanh nghiệp trong ngành cũng được thành lập, là CTCP Tập đoàn Thương mại Toàn cầu Hương Sen (hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu), CTCP Pushmax (hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đồ uống), Công ty TNHH Du lịch Dịch vụ Hương Sen – Đại Việt (sản xuất bia).

Bên cạnh ngành dệt và sản xuất đồ uống, Hương Sen của đại gia Trần Văn Sen cũng thể hiện sự quan tâm không nhỏ đối với lĩnh vực bất động sản. Riêng giai đoạn 2019-2020, doanh nhân gốc Thái Bình đã đứng ra thành lập loạt doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này là CTCP Đầu tư Thương mại Quốc tế Hương Sen (vốn điều lệ 100 tỷ đồng), CTCP Xây dựng và Kinh doanh Bất động sản Hương Sen Đại Việt hay Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Phát triển Đô Thị Hưng Quốc (Hưng Quốc DUIC).

Trên trang chủ, Hương Sen Group cho biết còn có một thành viên hoạt động tích cực trong lĩnh vực bất động sản là Công ty TNHH Đông A, “đây là thành viên trực thuộc Tập đoàn Hương Sen, chuyên kinh doanh bất động sản và nhà hàng khách sạn. Công ty hiện đang phát triển nhiều dự án bất động sản trên khắp cả nước, với các dự án tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và Thái Bình”.

Đến thời điểm hiện tại, dù đã ngoài 80, song doanh nhân Trần Văn Sen vẫn nắm quyền cao nhất tại Tập đoàn Hoa Sen trên cương vị Chủ tịch HĐQT, bên cạnh sự hỗ trợ quản lý của các thành viên gia đình.

Cập nhật tại ngày 13/10/2017, vốn điều lệ của CTCP Tập đoàn Hương Sen là 233 tỷ đồng, trong đó ông Trần Văn Sen nắm giữ 41%, bà Lê Thị Bắp (20%), các người con gồm: Trần Văn Trà, Trần Thị Ngọc Bích, Trần Kim Chi, Trần Thị Hoài, Trần Văn Công và Đỗ Văn Vẻ mỗi người nắm giữ 6,5%.

Ngoài sở hữu cổ phần, những người con còn phụ trách quản lý tại các công ty thành viên thuộc hệ thống Hương Sen như con rể Đỗ Văn Vẻ hiện là Tổng giám đốc Công ty TNHH Sợi dệt Hương Sen Comfor, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thái Bình. Con trai Trần Văn Trà là Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Đông A (hoạt động chính trong lĩnh vực nhà hàng); con gái Trần Thị Hoài là Tổng giám đốc Công ty TNHH Bao bì Hương Sen; Con gái Trần Thị Ngọc Bích là Phó tổng giám đốc Tập đoàn Hương Sen, kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Long Hưng (Hà Nội), Giám đốc tại Hưng Quốc DUIC và Púhmax; còn con gái Trần Thị Chi đang đứng tên tại Công ty TNHH Thương mại Đại Việt.

(*): Không có dữ liệu doanh thu năm 2018

Tập đoàn Hương Sen làm ăn ra sao?

Dữ liệu Nhadautu.vn thể hiện, giai đoạn 2016-2019, doanh thu thuần của Tập đoàn Hương Sen (công ty mẹ) luôn duy trì trên mức 800 tỷ đồng và đạt đỉnh vào năm 2017 với 996,7 tỷ đồng. Tuy nhiên hiệu quả kinh doanh lại là vấn đề đáng bàn khi công ty liên tục ghi nhận lỗ thuần, trong đó năm 2019 lỗ 3,5 tỷ đồng, nợ phải trả đã lên đến 665 tỷ đồng, tăng 20% so với năm trước.

Hiệu quả hoạt động chưa cao là thực trạng chung của hệ sinh thái Hương Sen. Ngoại trừ Bao bì Hương Sen, thì phần lớn các thành viên Hương Sen Group đều thua lỗ nhiều năm, thậm chí có đơn vị lỗ âm vốn chủ sở hữu hàng trăm tỷ đồng như Long Hưng; tới cuối năm 2019, công ty này âm vốn chủ sở hữu ở mức 131,4 tỷ đồng.

Theo Nhà Đầu tư

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke