Monday, 29/04/2024

Panasonic thấy gì ở Blue Yonder?

15:57 26/04/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Chủ sở hữu thiểu số Panasonic sẽ mua 80% cổ phần còn lại của nhà cung cấp phần mềm chuỗi cung ứng Blue Yonder, định giá công ty ở mức 8,5 tỷ USD.

Một năm trước, Panasonic, đã mua 20% cổ phần của Blue Yonder với giá 86 tỷ yên (797 triệu USD), và giờ đây, họ sẽ tiếp tục mua phần còn lại từ các cổ đông bao gồm Blackstone Group và New Mountain Capital.

Panasonic cho biết, họ sẽ trả một nửa chi phí mua lại bằng tiền mặt, phần còn lại được chi trả bởi khoản vay cầu nối sẽ được tái cấp vốn bằng trái phiếu cấp dưới và tài chính hỗn hợp khác.

 Panasonic bỏ ra đến 7,1 tỷ USD để sở hữu công ty phần mềm chuỗi cung ứng của Mỹ, Blue Yonder.

Đây được coi là thương vụ mua lại lớn nhất trong vòng một thập kỷ qua của Panasonic. Nhưng vì đâu mà “gã khổng lồ” điện tử Nhật Bản bỏ ra đến 7,1 tỷ USD để sở hữu công ty phần mềm chuỗi cung ứng của Mỹ, Blue Yonder?

Panasonic được biết đến nhiều hơn với tư cách là nhà sản xuất các thiết bị điện tử và thiết bị gia dụng. Nhưng trong những năm gần đây, họ đã tập trung nhiều hơn vào việc chế tạo các bộ phận và cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp khác, chẳng hạn như pin cho ô tô điện của Tesla.

Trong khi đó, Blue Yonder là một công ty phần mềm và tư vấn của Mỹ được thành lập vào năm 2005, cung cấp các dịch vụ quản lý chuỗi cung ứng, lập kế hoạch sản xuất, lập kế hoạch bán lẻ, vận hành cửa hàng và quản lý danh mục có trụ sở chính tại Scottsdale, Arizona. Blue Yonder có hơn 3.000 khách hàng trên toàn thế giới, trong đó có các “ông lớn” như Walmart, Coca Cola, Starbucks hay là Unilever cũng như các hãng hàng không và hãng chuyển phát nhanh như FedEx.

Giá trị của Blue Yonder đã tăng vọt từ 5,5 tỷ USD một năm trước, khi sự gián đoạn chuỗi cung ứng trong đại dịch đã thúc đẩy nhu cầu về phần mềm giúp các công ty quản lý hậu cần và vận chuyển. Doanh thu của họ đạt mức 1.1 tỷ USD vào năm 2020.

Còn đối với Panasonic, thỏa thuận này sẽ cho phép hãng kết hợp phần mềm của Blue Yonder với hoạt động kinh doanh truyền thống bán phần cứng của mình. Phần mềm luôn là điểm yếu của các công ty phần cứng Nhật Bản. Năm ngoái, đối thủ của Panasonic là “gã khổng lồ” Hitachi cũng đã bỏ ra số tiền lên đến 9,5 tỷ USD để mua GlobalLogic, một công ty kỹ thuật phần mềm ở Thung lũng Silicon. 

 Thỏa thuận này sẽ cho phép Panasonic kết hợp phần mềm của Blue Yonder với hoạt động kinh doanh truyền thống bán phần cứng của mình

Trên thực tế, thương vụ này được cả Blue Yonder và Panasonic gọi là cách để “tăng tốc chuỗi cung ứng tự chủ”. 

“Kết hợp sức mạnh của Panasonic trong kỹ thuật công nghiệp, IoT và các công nghệ tiên tiến với chuỗi cung ứng dựa trên AI/ML(trí tuệ nhân tạo/Máy học) của Blue Yonder và các giải pháp thương mại sẽ nâng cao đáng kể giá trị của khách hàng đối với nền tảng thực hiện kỹ thuật số hàng đầu của Blue Yonder”, Blue Yonder cho biết. 

“Cùng với nhau, Panasonic và Blue Yonder sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh duy nhất cho khách hàng để thúc đẩy tự động hóa hơn và thông tin chi tiết về doanh nghiệp theo thời gian thực, có thể hành động nhằm giảm lãng phí và cải thiện hoạt động, đồng thời tạo ra một thế giới bền vững hơn”.

Giám đốc điều hành của Blue Yonder, Girish Rishi cũng cho rằng: “Sự liên kết này là kết quả của ba năm làm việc cùng nhau, từ khách hàng cho đến đối tác liên doanh. Chúng tôi đã phát triển sự tin tưởng lẫn nhau và có một tầm nhìn chung về một Chuỗi cung ứng tự chủ. Đây là nền tảng thiết yếu cho những thời điểm quan trọng, đáp ứng tiềm năng của khách hàng”.

Panasonic cho biết trong một tuyên bố: “Nhu cầu về các chuỗi cung ứng thông minh, tự chủ và nhận thức rõ ràng hơn đã tăng lên đáng kể bởi đại dịch COVID-19. Công ty cho biết việc sáp nhập sẽ cho phép họ có được kiến thức chuyên môn về công nghệ trí tuệ nhân tạo "hiện đại" và sẽ làm việc để giảm lãng phí trong chuỗi cung ứng.

Trong khi đó, Yuki Kusumi, Giám đốc điều hành của Panasonic, cho rằng các công ty sẽ đưa chuyên môn kết hợp của họ vào cải cách chuỗi cung ứng toàn cầu và "hiện thực hóa một xã hội bền vững bằng cách sử dụng cẩn thận các nguồn lực toàn cầu hạn chế”.

“Tôi tin tưởng rằng bằng cách kết hợp sức mạnh của Blue Yonder và Panasonic, chúng tôi có thể tạo ra sự đổi mới trong chuỗi cung ứng toàn cầu,” Kusumi nói thêm. 

Đáng chú ý là thỏa thuận diễn ra chỉ vài ngày sau khi Blue Yonder đệ trình tài liệu lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ và báo hiệu ý định niêm yết cổ phiếu ra công chúng. Nhưng khi họ được Panasonic mua lại, điều này đồng nghĩa với việc cuộc IPO của Blue Yonder sẽ phải hủy bỏ. Thỏa thuận đã được phê duyệt bởi hội đồng quản trị của cả hai công ty và dự kiến sẽ kết thúc vào nửa cuối năm tài chính này, trong khi chờ phê duyệt của cơ quan quản lý. 

Theo Diễn đàn doanh nghiệp

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke