Friday, 22/11/2024

Chuẩn bị gì khi đến mùa kiến ba khoang?

16:56 04/08/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Mùa mưa là thời điểm kiến ba khoang xuất hiện tần suất dày đặc tại các khu dân cư, đe dọa mang đến những ca biến chứng nặng. Tuy nhiên, vùng tiếp xúc da với kiến ba khoang không thực sự nguy hiểm nếu được chăm sóc, điều trị đúng.

Tác hại của kiến ba khoang đối với con người

Theo thống kê trong thời gian cao điểm (tháng 7 - 10/2020), Bệnh viện Da liễu TP.HCM ghi nhận số ca viêm da do tiếp xúc côn trùng, chủ yếu là do kiến ba khoang, tăng mạnh với 80 - 100 ca/ngày.

Tại Hà Nội vào tháng 10/2020, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết tình hình người dân bị kiến ba khoang gây hại diễn biến phức tạp với số bệnh nhân thăm khám lên đến gần 100 người/ngày.

Kiến ba khoang không chủ động cắn hay đốt con người, tuy nhiên vì là loài săn mồi nên dịch cơ thể của chúng có chứa độc tố Pederin gây viêm da khi tiếp xúc. Người dân có thể vô ý đập hoặc chà xát kiến ba khoang khiến chất độc dính vào da hoặc tiếp xúc nọc độc qua các vật dụng như quần áo, giường nệm, khăn lau, gây nhiễm bệnh ngay tại vùng da đó.

Da bị tổn thương do tiếp xúc với dịch cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin

Khi da tiếp xúc với dịch của kiến ba khoang sẽ gây nên các triệu chứng như vệt đỏ, sưng nhẹ, có mụn nước, mụn mủ, đau rát, ngứa ngáy, bỏng, phồng rộp… Mọi người thường nhầm lẫn với bệnh giời leo (Zona), nếu không xử lý vết thương kịp thời, tình trạng sẽ chuyển sang viêm loét, có rỉ dịch. Nếu bị những tổn thương diện rộng trên da còn có thể đi kèm các biểu hiện khác như sốt, uể oải, đau nhức cơ thể, nổi hạch...

Kiến ba khoang thường xuất hiện ở đâu?

Kiến ba khoang có đặc điểm nhận diện với hình dáng thon, dài như hạt thóc (dài khoảng 1-1,2cm); thân màu cam đậm, còn vùng đầu, bụng trên và đuôi nhọn lại có màu đen.

Trong tự nhiên, kiến ba khoang sinh sống ở ven ruộng, bãi cỏ, các khu đất trống trên khắp nước ta, chuyên ăn của các loài sâu rầy gây hại hoa màu.

Thế nhưng, khi quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, các khu nhà trọ, ký túc xá, chung cư mọc lên ngày càng nhiều đã khiến cho môi trường sinh sống tự nhiên của chúng bị thu hẹp. Với đặc tính thích ánh đèn trắng, loài này có xu hướng xâm nhập vào nơi các sinh sống của người dân. Điều này dễ gây thành dịch, lây lan cho nhiều người trong gia đình hoặc cùng một khu dân cư mắc bệnh một lúc, hoặc trên cùng một bệnh nhân có thể mắc lại nhiều lần trong mùa.

Kiến ba khoang có thể xuất hiện quanh năm, nhưng nhiều nhất vẫn là vào mùa mưa, khoảng tháng 6 - tháng 10 hàng năm, vì lúc này chúng cần tìm đến nơi ở khô ráo hơn để sinh sống.

Đặc điểm nhận diện kiến ba khoang

Xử trí đúng khi chất độc của kiến ba khoang dính vào da

Theo lời khuyên của nhiều chuyên gia y tế, nếu phát hiện kiến ba khoang bám trên da hoặc quần áo, tuyệt đối không dùng tay trần để bắt, giết, chà xát kiến ba khoang. Thay vào đó dùng bao tay, khăn giấy hoặc đặt một tờ giấy vào để kiến bò lên và dễ dàng lấy ra. Sau đó tiến hành rửa sạch ngay vùng da đã tiếp xúc.

Nếu lỡ tay đập hoặc chà xát kiến ba khoang trên da thì phải nhanh chóng rửa nơi tiếp xúc bằng nước sạch, nước muối loãng hoặc xà phòng nhẹ. Không đưa tay đã tiếp xúc với nọc độc của kiến chạm vào các vùng da khác vì có thể gây lây lan tình trạng viêm da.

Có thể sử dụng các loại thuốc thoa tại chỗ có chứa hoạt chất kháng viêm Prednisolone Valerate Acetate giúp làm dịu da, giảm cảm giác ngứa, đau rát… Người tiêu dùng có thể tham khảo sản phẩm chuyên trị viêm da và vết côn trùng cắn Remos IB của công ty Rohto Mentholatum (Việt Nam) đang được bán tại các nhà thuốc để xử lý nhanh khi bị dính nọc độc của kiến ba khoang.

Lưu ý, người bệnh cần lưu ý quan sát kĩ các biểu hiện trên da. Trong trường hợp vết thương nghiêm trọng hoặc lan rộng toàn thân, bệnh nhân cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa sớm nhất có thể.

Cần nhanh chóng rửa sạch vùng da tổn thương và sử dụng thuốc bôi điều trị côn trùng cắn

Để phòng tránh kiến ba khoang, người dân nên dọn dẹp sạch sẽ khu vực sinh sống, phát quang bụi rậm, tránh tạo môi trường ẩn nấp cho côn trùng. Khi phát hiện có kiến ba khoang nên thay đèn trắng bằng đèn vàng để tránh thu hút chúng. Bên cạnh đó, nên bố trí lưới chắn côn trùng cho cửa sổ, cửa ra vào, ngủ trong màn và luôn kiểm tra quần áo, mền gối, khăn lau tránh để kiến bám vào.

Theo Vietnamnet

https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/chuan-bi-gi-khi-den-mua-kien-ba-khoang-762300.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke