Saturday, 04/05/2024

Các tư thế ngủ phổ biến ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe

11:34 02/08/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng mỗi tư thế ngủ, dù là nằm ngửa, nằm nghiêng hay nằm sấp, đều có ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ cũng như sức khỏe tổng thể của bạn. Chúng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể vào ngày hôm sau mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của não và góp phần gây ra các rối loạn não như chứng mất trí, bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson...

Dưới đây là những ưu và nhược điểm ảnh hưởng đến sức khỏe của từng tư thế ngủ:

Nằm sấp

Mặc dù nằm sấp giúp giữ cho đường thở trên trở nên rộng mở hơn, do đó giảm ngáy ngủ. Nhưng ngủ sấp bị coi là tư thế ngủ tồi tệ nhất khiến cột sống bị thay đổi và gây áp lực lên toàn bộ cơ thể.

Nằm sấp không hỗ trợ đường cong tự nhiên của cột sống mà còn gây căng thẳng trên phần thắt lưng cũng như các khớp khác và cơ bắp, dẫn đến đau đớn và tê liệt. Nếu ngủ lâu ở vị trí này có thể có tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa của bạn.

Nghiêng đầu về một bên hoặc úp mặt xuống gối có thể gây căng cổ và hạn chế hô hấp, cản trở lưu thông máu. Vậy nên, tư thế này không được khuyến cáo dành cho những người bị đau cổ hoặc đau lưng.

Hơn nữa khi nằm như vậy, mặt sẽ xuất hiện nhiều nếp nhăn và mụn cho da mặt vì tiếp xúc quá lâu với đệm và vỏ gối.

Đối với người béo phì, kiểu ngủ này gây thêm áp lực lên các cơ quan nội tạng như phổi. Thêm vào đó, ngay cả sau khi ngủ ngon ở tư thế nằm sấp, bạn vẫn dễ cảm thấy đau hoặc cứng cổ vào ngày hôm sau.

Vì vậy, chúng ta cần hạn chế tối đa nằm ở tư thế này vì chúng mang lại quá nhiều bất lợi cho sức khỏe.

Nếu bạn thích nằm sấp khi ngủ, hãy thử ở tư thế nằm nghiêng và đặt 1 cái gối giữa bụng và đệm. Điều này sẽ làm cho bạn thoải mái hơn so với ngủ úp trực tiếp bụng lên đệm.

Nằm ngủ nghiêng một bên

Nằm nghiêng là một trong những tư thế ngủ phổ biến nhất.

Mặc dù được khuyến cáo là nghiêng bên trái có thể chữa được chứng ợ nóng, đầy hơi và tốt cho bà bầu khi nằm về phía bên phải. Tuy nhiên, tư thế này cũng có mặt trái là gia tăng áp lực lên dạ dày và phổi, hạn chế lượng máu lưu thông làm cánh tay bị tê, gây hại cơ bắp và dây thần kinh.

Ngoài ra, nằm nghiêng một bên cũng dồn toàn bộ trọng lượng cơ thể lên cơ bắp ở vai và cổ, thậm chí có thể làm biến dạng khuôn ngực.

Giải pháp khắc phục đơn giản là dùng một chiếc gối dày để lấp khoảng trống trên vai, giúp đầu và cổ được hỗ trợ ở vị trí trung lập.

Uốn cong người kiểu thai nhi

Nghiên cứu cho thấy có 41% người trên thế giới thường nằm co người, ôm đầu gối giống như tư thế của thai nhi trong tử cung. Tư thế ngủ này có thể tốt cho phụ nữ mang thai và những người ngủ ngáy.

Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo bạn có thể bị đau lưng và các khớp gối khi thức dậy. Áp lực khi nằm nghiêng cũng khiến da mặt có thêm nhiều nếp nhăn, ngực chảy xệ. Ngủ trong tư thế này lâu dài ảnh hưởng xấu tới cổ và cột sống, hạn chế việc thở bằng cơ hoành.

Các chuyên gia khuyến cáo nếu chọn tư thế ngủ này bạn cố gắng để lưng không bị cong quá nhiều và nên dùng một chiếc gối dày để lấp khoảng cách trên vai.

Nằm ngửa

Tư thế này có thể cải thiện sự liên kết của cơ thể và giữ cho cột sống , khớp và cơ khỏe mạnh.

Những người bị ngưng thở khi ngủ, đau lưng và ngủ ngáy có thể tìm thấy sự thoải mái ở tư thế này. Nó cũng giúp giảm đau đầu gối và hông.

Nhược điểm là người ngủ tư thế này dễ ngáy. Các bác sĩ gợi ý một vài thay đổi nhỏ cho vị trí này để giúp giấc ngủ ngon hơn. Hãy thử đặt một chiếc gối mềm hoặc khăn cuộn lại dưới đầu gối của bạn cho phù hợp với các đường cong tự nhiên của cột sống đồng thời giúp đường khí quản lưu thông dễ dàng.

Với tư thế nằm ngửa, tay đặt trên đầu sẽ tốt hơn nhiều so với lên ngực. Tuy nhiên, nếu nằm suốt đêm ở tư thế này cũng có thể khiến vai bị mỏi. Vì thế, nếu đây là kiểu ngủ ưa thích thì tốt nhất không nên giữ quá lâu và phải thường xuyên đổi tư thế.

Theo Tiền phong

https://tienphong.vn/cac-tu-the-ngu-pho-bien-anh-huong-nhu-the-nao-den-suc-khoe-post1361651.tpo

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke