Wednesday, 04/12/2024

Chăm sóc bệnh nhân phẫu thuật thay khớp gối

01:39 18/10/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Bệnh nhân phẫu thuật thay khớp gối thường cần sự trợ giúp toàn diện từ người thân, từ việc ăn uống, hồi phục chức năng đến theo dõi hậu phẫu.

Bệnh nhân phẫu thuật thay khớp gối thường cần tối đa 3 tháng để thực hiện các hoạt động bình thường và 6 tháng để hồi phục chức năng đầu gối. Dưới đây là những lưu ý khi chăm sóc để đảm bảo bệnh nhân hồi phục sau phẫu thuật và nhanh chóng trở về với hoạt động thường ngày.

Chuẩn bị vật dụng cần thiết

Chuẩn bị trước có thể giúp đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra trôi chảy. Một số vật dụng cơ bản cần chuẩn bị bao gồm: gối để nâng đỡ chân, giường không quá cao hoặc quá thấp so với mặt đất, đá chườm đầu gối, điện thoại di động ngay gần giường để gọi khi cần trợ giúp, hộp để thuốc trong tầm với, khung tập đi hoặc nạng, quần áo ngủ thoái mái, băng gạc để thay, khăn sạch và đồ vệ sinh cá nhân...

Người nhà nên đảm bảo dữ trữ đủ thực phẩm, các vật dụng hữu ích đặt ở vị trí dễ dàng lấy được, đồng thời loại bỏ các đồ vật cản trở bước đi trên sàn nhà.

Việc đi lại, đứng, ngồi, di chuyển từ phòng này sang phòng khác có thể khó khăn với người mới thay khớp gối. Họ cần được hỗ trợ khi đi lại hoặc làm các công việc thường nhật như chuẩn bị bữa ăn, vệ sinh cá nhân....

Trợ giúp về thuốc và chăm sóc vết thương

Việc sử dụng các loại thuốc theo đúng liều lượng và thời gian rất cần thiết với người mới thay khớp gối. Người thân nên giúp họ chuẩn bị thuốc, phân tích thời gian biểu cho từng loại, theo dõi và bổ sung thuốc theo đúng chỉ dẫn của dược sĩ, đồng thời đựng thuốc trong một chiếc hộp chia theo từng ngày, từng buổi.

Ngoài ra, người nhà cũng cần theo dõi vết thương của bệnh nhân mỗi ngày để xem có bị sưng hay viêm không. Bao gồm cả việc thay băng gạc và kiểm tra tình trạng vết mổ. Nếu vềt mổ sưng đỏ, hoặc có dấu hiệu chảy mủ, hoặc có mùi hôi cần phải liên hệ ngay với nhân viên y tế. Lưu ý rửa tay cẩn thận trước sau khi chạm tay vào băng gạc. Người nhà nên có một lịch trình cố định mỗi ngày để kiểm tra thuốc và kiểm tra vết thương.

Bệnh nhân phẫu thuật thay khớp gối cần hỗ trợ khi đi lại, đứng, ngồi, di chuyển từ phòng này sang phòng khác. Ảnh: Freepik

Hỗ trợ việc nhà

Trong vòng vài tuần sau ca phẫu thuật, bệnh nhân gần như không thể làm bất cứ việc gì phải đứng, duỗi, hoặc cúi người quá lâu. Những việc như dọn dẹp, chuẩn bị bữa ăn thường rất khó khăn.

Người nhà nên hỗ trợ việc mua sắm và chuẩn bị sẵn đồ ăn, ngoài ra, nếu người thay khớp sống một mình, người thân nên chuẩn bị các bữa ăn đông lạnh hoặc cung cấp đồ ăn trong suốt một vài tuần sau phẫu thuật. Đối với bệnh nhân mới thay khớp gối, điều quan trọng nhất là ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng, uống thuốc đầy đủ và có nhiều thời gian nghỉ ngơi để nhanh chóng hồi phục.

Lên lịch thăm khám, kiểm tra định kỳ

Người nhà nên giúp bệnh nhân theo dõi lịch tái khám chặt chẽ để đảm bảo các mốc thời gian thăm khám theo yêu cầu của bác sĩ. Đồng thời, đảm bảo đưa đón trong quá trình hồi phục thường kéo dài 4-6 tuần vì bệnh nhân không thể sử dụng được các phương tiện di chuyển trong giai đoạn này. Việc theo dõi lịch khám cũng đồng nghĩa người nhà nên theo dõi quá trình hồi phục để có thể hỏi bác sĩ các thắc măc cụ thể như: các tác dụng phục của thuốc nếu có, dấu hiệu sốt của bệnh nhân, cảm giác đau gia tăng, vết thương sưng tấy, khó thở tức ngực...

Hỗ trợ phục hồi chức năng

Kế hoạch hồi phục với mỗi bệnh nhân là khác nhau. Với một số người, bác sĩ chỉ yêu cầu tập đi bộ 30 phút từ 2 đến 3 lần mỗi ngày. Hoặc bác sĩ cũng có thể đưa ra lời khuyên tập các bài tập thể dục khác thêm 20 -30 phút mỗi ngày.

Bệnh nhân có thể cảm thấy đau khi đi bộ hoặc tập luyện thể dục. Điều này là bình thường. Nếu bệnh nhân thể hiện không muốn tiếp tục kế hoạch phục hồi chức năng, hãy nhắc nhở họ rằng cảm giác đau là bình thường và quá trình tập luyện sẽ đẩy nhanh tiến độ phục hồi.

Người nhà có thể ghi lại quá trình nỗ lực, kết quả và những bước tiến đạt được để bệnh nhân cảm nhận động lực tập luyện. Cùng tập và cùng đi bộ cũng giúp họ kiên trì hơn.

Theo dõi sự thay đổi

Bệnh nhân thường quá tập trung vào quá trình hồi phục mà không nhận ra các thay đổi nhỏ. Người nhà cần phải quan sát và theo dõi những thay đổi về thể chất và tinh thần để sớm có sự hỗ trợ phù hợp. Những thay đổi cần đặc biệt theo dõi bao gồm biến chứng sau phẫu thật, sự thay đổi của vết thương hoặc tác dụng phụ của thuốc.

Hỗ trợ về mặt tinh thần

Thay khớp gối không chỉ ảnh hưởng đến người bệnh về mặt thể chất mà còn các những tác động đến tinh thần. Bệnh nhân có thể cảm thấy thất vọng và mất kiên nhẫn với những cơn đau hoặc quá trình hồi phục chậm. Sự hạn chế vận động cũng ảnh hưởng đến thái độ và tâm trạng. Người thân nên liên tục động viên, khích lệ, giúp bệnh nhân đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Theo Vnexpress

https://vnexpress.net/cham-soc-benh-nhan-phau-thuat-thay-khop-goi-4524515.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke