Saturday, 23/11/2024

Các triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh tiểu đường

15:12 16/10/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Một loạt các bệnh và yếu tố không liên quan đến tiểu đường có thể gây ra triệu chứng giống bệnh này như mệt mỏi, đi tiểu thường xuyên, tê bàn tay, chân.

Bệnh tiểu đường có thể bị chẩn đoán nhầm hoặc bỏ sót do một số bệnh lý có triệu chứng tương đồng. Chẩn đoán nhầm bệnh tiểu đường type 2 tương đối phổ biến, nhất là ở người lớn tuổi. Người trên 30 tuổi mắc bệnh tiểu đường type 1 có thể bị chẩn đoán nhầm với tiểu đường type 2.

Mặc dù, bệnh tiểu đường type 1 có xu hướng xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên, song người lớn cũng thể mắc bệnh này và ngược lại. Dưới đây là một số tình trạng có thể tương đồng với triệu chứng bệnh tiểu đường.

Mệt mỏi

Người bệnh tiểu đường không được điều trị hoặc chẩn đoán sai thường cảm thấy rất mệt mỏi. Bởi cơ thể của người bệnh không sản xuất hoặc không thể sử dụng insulin để quản lý lượng đường trong máu. Tuy nhiên, mệt mỏi còn có thể do các yếu tố khác gây ra và người không mắc bệnh này cũng có thể gặp các vấn đề về đường huyết.

Lượng đường trong máu quá thấp (hạ đường huyết ) hoặc quá cao (tăng đường huyết) có thể gây lờ đờ, mệt mỏi. Cách tốt nhất để xem xét các triệu chứng mệt mỏi có liên quan đến bệnh tiểu đường hay không là xét nghiệm.

Người không mắc bệnh tiểu đường nhưng thường cảm thấy mệt mỏi có thể có mức đường huyết từ 70-99 mg/dL. Mức đường huyết dưới 70 mg/dL là hạ đường huyết đối với người bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu dưới 70 mg/dL là điểm giới hạn giữa mức đường huyết khỏe mạnh và tình trạng hạ đường huyết ở người bình thường. Đường huyết cao hơn 130 mg/dL khi đói hoặc cao hơn 180 mg/dL vài giờ sau bữa ăn là tăng đường huyết. Nói chung, lượng đường trong máu cao hơn 200 mg/dL cho thấy đường huyết tăng.

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi không rõ lý do hoặc thiếu năng lượng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và nghỉ ngơi cũng không thuyên giảm thì nên gặp bác sĩ.

 

Người bệnh tiểu đường thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, dù nghỉ ngơi đầy đủ. Ảnh: Freepik

 

Tê bàn tay hoặc bàn chân

Bệnh thần kinh không do tiểu đường có thể gây tê tay và chân giống như các triệu chứng của bệnh thần kinh tiểu đường. Bệnh thần kinh thường bắt đầu với cảm giác tê hoặc ngứa ran ở bàn tay và bàn chân nhưng các vùng cơ thể khác cũng có thể bị cảm giác này. Mặc dù bệnh tiểu đường là nguyên nhân thường gặp của bệnh thần kinh nhưng cũng có các nguyên nhân khác như hội chứng beriberi (thiếu vitamin B1), hội chứng ống cổ tay, hóa trị liệu, đa xơ cứng, suy thận, uống quá nhiều rượu...

Đi tiểu thường xuyên

Đi tiểu thường xuyên có thể do nhiều nguyên nhân. Mặc dù đi tiểu thường xuyên, tiểu đêm là triệu chứng thường gặp của bệnh tiểu đường nhưng cũng có một số nguyên nhân không phải do căn bệnh này. Chẳng hạn phì đại tuyến tiền liệt, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm âm đạo, viêm niệu đạo... cũng khiến đi tiểu nhiều hơn. Bạn cũng có thể đi tiểu thường hơn khi uống quá nhiều caffeine.

Thay đổi tâm trạng

Người bệnh tiểu đường có thể bị thay đổi tâm trạng liên quan sự tăng, giảm lượng đường trong máu. Tuy nhiên, mọi người có thể gặp tình trạng này vì những lý do khác. Những nguyên nhân thường gặp như rối loạn tuyến giáp, các vấn đề về giấc ngủ, rối loạn lưỡng cực, trầm cảm, hormone... Theo dõi lượng đường trong máu là cách để xác định xem bệnh tiểu đường có gây ra sự thay đổi tâm trạng hay không.

Xét nghiệm đường huyết đo lượng glucose trong máu là tiêu chuẩn "vàng" để chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường. Xét nghiệm HbA1c (A1C), xét nghiệm hemoglobin thường được sử dụng phổ biến. Các xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác tiền tiểu đường, tiểu đường type 1, type 2 và tiểu đường thai kỳ gồm kiểm tra đường huyết lúc đói, thử nghiệm dung nạp glucose qua đường miệng, kiểm tra lượng đường trong máu ngẫu nhiên, xét nghiệm sàng lọc glucose.

Theo báo Vnexpress

https://vnexpress.net/cac-trieu-chung-de-nham-lan-voi-benh-tieu-duong-4523920.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke