Sunday, 28/04/2024

Cảnh báo: Thực phẩm chức năng có thể gây tổn thương gan

11:20 29/04/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Hiện, chưa có thống kê chính thức và đầy đủ về tỷ lệ người mắc bệnh mãn tính tự ý sử dụng thảo dược và thực phẩm chức năng. Thế nhưng, tại Mỹ, cứ 10 ca bị suy gan cấp tính thì có từ 3 đến 4 ca liên quan đến các chất bổ sung.

Nhiều người bệnh mãn tính thường có tâm lý chung là tìm kiếm những điều trị hỗ trợ khác có nguồn gốc thiên nhiên hoặc thậm chí thay thế cho các loại thuốc được kê đơn, với nhận thức rằng thảo dược và TPCN là an toàn, hiệu quả. Người ta ước tính rằng hơn 40% dân số Hoa Kỳ sử dụng các liệu pháp thay thế, phổ biến nhất là thảo dược và TPCN. Có đến 40% bệnh nhân đến khám tại các phòng khám gan cũng sử dụng TPCN. Lý do phổ biến nhất cho việc sử dụng thảo dược và TPCN bao gồm béo phì / giảm cân, các triệu chứng mãn kinh, rối loạn tiêu hóa như khó tiêu hoặc táo bón, bệnh gan và các vấn đề về thần kinh như đau đầu và đau nửa đầu. 

Tự nhiên không có nghĩa là an toàn

Trà thảo dược và thực phẩm chức năng được coi là thực phẩm, và được định nghĩa là các sản phẩm dùng đường uống có chứa thành phần thực phẩm nhằm bổ sung chế độ ăn uống. Những thành phần này bao gồm vitamin, khoáng chất, thảo mộc và các loại thực vật khác, axit amin, enzym, và các chất chuyển hóa. Tuy nhiên, vì TPCN không phải là thuốc nên chúng được quy định khác với dược phẩm thông thường.  

Thảo dược và thực phẩm chức năng có khả năng gây độc cho gan. 

Theo Đạo luật Y tế của Mỹ, các nhà sản xuất thảo dược và TPCN chịu trách nhiệm về sự an toàn sản phẩm của họ, nhưng không cần có Cơ quan Quản lý Thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt trước khi đưa ra thị trường. Các nhà sản xuất không bắt buộc phải tiến hành các đánh giá an toàn và hiệu quả tiền lâm sàng trước khi tiếp thị. Trách nhiệm cụ thể của FDA là xác định xem sản phẩm có an toàn hay không, sau đó cơ quan này có thể thực hiện hành động để khuyến nghị rút khỏi thị trường. Mối quan tâm về một sản phẩm hoặc thành phần cụ thể thường được kích hoạt từ các báo cáo về các tác dụng phụ có thể đến từ MEDWATCH hoặc nhà sản xuất, theo luật định bắt buộc phải cảnh báo cho FDA về các sự kiện như vậy. 

Khả năng gây nhiễm độc gan

Khả năng gây độc cho gan của thảo dược và TPCN đã được công nhận trong nhiều năm, mặc dù tỷ lệ này có thể rất thấp. Ghi nhận từ Mạng lưới chấn thương gan do thuốc, thảo dược và TPCN có liên quan đến khoảng 10% trường hợp, nhưng tỷ lệ này dường như đang tăng lên và gần đây nhất là hơn 16% trường hợp.  
 

Các bệnh nhân tổn thương gan do thực phẩm bổ sung có biểu hiện tổn thương tế bào gan.

Nhiều loại thảo mộc đơn lẻ có liên quan đến độc tính của gan. Do thảo dược và TPCN dễ bị thay đổi về chất lượng hoặc tùy thuộc vào thời gian và điều kiện thu hoạch, cũng như bộ phận của cây được sử dụng cho sản phẩm (ví dụ, lá so với rễ so với thân). Cuối cùng, phân tích hóa thực vật của các sản phẩm có liên quan đến việc gây tổn thương gan thường cho thấy sản phẩm bị tạp nhiễm và đôi khi ghi nhãn sai và không có thực vật được liệt kê trên nhãn và sự hiện diện của một loại thảo dược có liên quan hoặc không liên quan có thể là tác nhân gây độc cho gan. 

Cơ chế tổn thương gan

Cơ chế tổn thương gan do thảo dược và TPCN, trong phần lớn các trường hợp chưa được biết rõ. Hầu hết các trường hợp đều có biểu hiện riêng và hình ảnh lâm sàng, bao gồm cả mô học, không khác gì so với hình ảnh được thấy trong tổn thương gan liên quan đến thuốc thông thường. Tuy nhiên, một số thảo dược và TPCN có liên quan đến một loại chấn thương cụ thể; ví dụ, pyrrolizidine alkaloids đã được báo cáo là dẫn đến hội chứng tắc nghẽn hình sin.  

Gan bị tổn thương nặng gây cổ trướng.

Theo Mạng lưới chấn thương gan do thuốc, hầu hết các bệnh nhân bị tổn thương gan do sử dụng thảo dược và TPCN đều có biểu hiện tổn thương tế bào gan. Các biểu hiện tổn thương gan do thuốc được liệt kê là mệt mỏi, chán ăn, vàng da, ngứa và sốt. Trong những trường hợp nặng phải nhập viện còn phát hiện thêm bệnh não do gan, bệnh cổ trướng, đã có trường hợp phải ghép gan và tử vong (kể cả với người đã được ghép gan). 

Kết luận từ chuyên gia

Các nguyên tắc quản lý tổn thương gan liên quan đến thảo dược và TPCN cũng giống như các nguyên tắc được thực hiện đối với tổn thương gan do dược phẩm thông thường gây ra. Bệnh nhân phải được khuyến cáo ngừng sử dụng tất cả các chất bổ sung, và theo dõi các dấu hiệu của rối loạn chức năng gan. Trong những trường hợp nghiêm trọng, những dấu hiệu này bao gồm rối loạn đông máu, bệnh não gan, cổ trướng và vàng da. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân có thể có nhẹ hoặc không có các triệu chứng liên quan đến tăng men gan. Trong những trường hợp này, điều quan trọng không kém là khuyên bệnh nhân ngừng sử dụng các sản phẩm bổ sung này. 

Các nhà nghiên cứu cảnh báo thực phẩm chức năng và thảo dược không được kiểm soát gây độc tính và tổn thương gan ngày càng nhiều, đặc biệt với các thành phần không được liệt kê trong thông tin sản phẩm. Do đó, người sử dụng cần cẩn trọng trong việc lựa chọn thực phẩm chức năng hay thuốc có nguồn gốc thảo dược chứa các thành phần không dán nhãn, hay các chất hóa học và vi khuẩn, chất gây nghiện dược lý hoặc các hợp chất khác có tiềm năng gây độc để tránh gây tổn hại gan, đặc biệt phải ghép gan, thậm chí tử vong. Trong trường hợp bị suy gan cấp tình do dùng thực phẩm bổ sung thì sinh thiết gan có thể biết chính xác tác nhân phá hủy gan là chất nào. 

Theo Ths. Nguyễn Mạnh Hùng/ Sức khỏe đời sống

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke