Thursday, 25/04/2024

Cách sống cùng người mắc bệnh thường xuyên ‘nhớ nhớ quên quên’

04:08 30/10/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Cứ mỗi 3 giây trên thế giới lại có 1 người được chẩn đoán sa sút trí tuệ - căn bệnh tạo áp lực lớn đến kinh tế cũng như chất lượng sống của người mắc.

Ảnh minh họa

BSCKII Bùi Văn San - Phòng Tâm thần người già, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), giải thích, triệu chứng sa sút trí tuệ rất khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân.

Dấu hiệu và triệu chứng phổ biến là người bệnh thay đổi nhận thức; mất trí nhớ. Họ khó giao tiếp hoặc tìm từ, khả năng thị giác và cảm nhận không gian bị suy giảm, chẳng hạn như bị lạc trong khi lái xe.

Người bệnh khó xử lý các nhiệm vụ phức tạp như lập kế hoạch và tổ chức, nhầm lẫn và mất phương hướng… 

Bên cạnh các triệu chứng cơ bản trên, còn có một số triệu chứng loạn thần (hoang tưởng, ảo giác, trầm cảm và lo âu…).

Bệnh nhân sa sút trí tuệ cũng có các thay đổi về nhân cách như thu mình lại, có bệnh nhân trở nên bủn xỉn, hoài nghi, ghen tuông vô lý, trẻ con hóa, ăn mặc cẩu thả. Một số bệnh nhân có các rối loạn hành vi như kích động về đêm, rối loạn hành vi ăn uống và bài tiết…

Điều dưỡng Phạm Phương Thảo - Phòng Điều trị Tâm thần người già, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, thông tin thêm sa sút trí tuệ được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu, người bệnh giảm sự tiếp thu thông tin, lặp đi lặp lại một câu hỏi hay một vấn đề, mất khả năng quản lý tài chính, không nhớ đồ cất ở đâu và dễ bị nhầm, lạc đường. 

Giai đoạn giữa, các triệu chứng rõ ràng hơn, người bệnh không nhớ sáng mình ăn gì, quên một số kỉ niệm trong quá khứ, khó mặc quần áo phù hợp, không nhớ số điện thoại của mình, hay nhầm lẫn... 

Giai đoạn cuối, người bệnh không nhận thức được môi trường xung quanh, đi lang thang, không nhận ra bạn bè người thân, không nhớ lịch sử bản thân, mất kiểm soát bàng quang và ruột, thay đổi nhân cách và hành vi. 

Các triệu chứng càng ngày nặng lên, người bệnh cần sự hỗ trợ tất cả trong cuộc sống hằng ngày.

Với mỗi giai đoạn bệnh, người thân và gia đình sẽ cần có một cách chăm sóc khác nhau. Điều dưỡng Thảo cho biết, ở giai đoạn đầu, người thân cần gần gũi, tiếp xúc trò chuyện nhiều với người bệnh để tạo lòng tin, không nên đôi co qua lại với người bệnh về một vấn đề. 

Về những giấy tờ quan trọng, nên tư vấn cho người bệnh nhờ người thân cất giữ; đồ đạc trong nhà cần bài trí dễ thấy, dễ lấy và phòng tránh trơn trượt trong nhà tắm, nhà vệ sinh. 

Đồng thời, gia đình cần giám sát và quản lý thuốc uống của người bệnh. Thuốc phải uống theo đơn, nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc đúng giờ nhằm tạo thói quen.

Đến giai đoạn giữa của bệnh, gia đình cần theo dõi sát và giúp đỡ người bệnh, nhắc nhở gợi nhớ những việc họ cần làm; thường xuyên trò chuyện, gợi nhớ quá khứ vui, cho bệnh nhân xem những bức ảnh kỷ niệm. 

Ghi những công việc, những chú ý, hay cách sử dụng một thiết bị nào đó ra giấy, dán vào thiết bị đó, chìa khóa treo vào nơi dễ lấy để hỗ trợ người bệnh. 

Hỗ trợ bệnh nhân làm những công việc hằng ngày như cùng nấu ăn, hỗ trợ mặc quần áo; ghi tên các loại chai dung dịch như dầu gội, sữa tắm ra vỏ bằng chữ to dễ đọc. Đặc biệt, gia đình cần quản lý thuốc cho bệnh nhân, uống thuốc đúng giờ và kiểm tra thuốc đảm bảo vào dạ dày.

Đến giai đoạn cuối của bệnh sa sút trí tuệ, người thân cần giám sát liên lục 24/24h và cần sự chăm sóc chuyên nghiệp. Môi trường sống của người bệnh cần tuyệt đối an toàn, đồ dùng đơn giản và không có nhiều đồ đạc. 

Tuyệt đối không để bệnh nhân một mình hay ở môi trường lạ, không quen thuộc; các vật dụng như dao kéo cần cho vào tủ khóa lại để bệnh nhân không mở được. Cho bệnh nhân ăn, uống thuốc, đi vệ sinh, vệ sinh cá nhân theo giờ nhất định. Ngoài ra, gia đình nên ghi địa chỉ, số điện thoại người thân cài vào áo của người bệnh.

Theo Vietnamnet

https://vietnamnet.vn/cach-song-cung-nguoi-mac-benh-thuong-xuyen-nho-nho-quen-quen-2075322.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke