Sunday, 24/11/2024

Các loại mùi giúp đuổi muỗi phòng sốt xuất huyết

16:23 19/11/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Khi dịch sốt xuất huyết đang hoành hành, cách phòng tránh căn bệnh này là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Một số loại thảo mộc có tác dụng đuổi muỗi tự nhiên. Ảnh: Rei.

Từ tiếng vo ve khó chịu đến vết cắn ngứa ngáy và nhiều loại bệnh mà chúng gây ra, trong đó có sốt xuất huyết, muỗi thực sự là một trong những loài côn trùng tồi tệ nhất gây hại cho con người. Theo India Times, để phòng ngừa bệnh do muỗi gây ra, dưới đây là một số loại mùi hương giúp xua đuổi loại côn trùng tránh xa con người.

Sả

Đây có thể là điều đầu tiên bạn nghĩ đến khi nghĩ về mùi hương đuổi muỗi. Tinh dầu sả, chiết xuất từ cây sả, thường được sử dụng trong thuốc xịt côn trùng và nến thơm. Nó có mùi hương cam quýt giống chanh, gây khó chịu cho muỗi nhưng lại cực kỳ dễ chịu đối với con người.

Sả có thể được trồng bên ngoài nhà của bạn như loại thuốc chống côn trùng hấp dẫn nhưng hiệu quả. Ngoài ra, tinh dầu sả có thể được thoa trực tiếp lên da hoặc kết hợp với các loại tinh dầu khác để tạo ra chất ngăn chặn muỗi tự nhiên.

Bạc hà

Hương thơm bạc hà gây khó chịu cho các giác quan nhạy bén của muỗi. Sự hiện diện đơn thuần của cây bạc hà có thể xua đuổi những con côn trùng bay phiền phức này ở một mức độ nào đó.

Bạn có thể nghiền nát lá bạc hà và chà xát lên da để tránh muỗi. Ngoài ra, nếu bạn bị muỗi hoặc các loài bọ cắn, dầu bạc hà cũng có tác dụng giảm ngứa hiệu quả.

Húng quế

Loại thảo mộc thơm ngon này không chỉ tăng hương vị cho các món ăn, nó cũng có thể được sử dụng như một chất chống muỗi tự nhiên. Các loại tinh dầu có trong cây húng quế tỏa ra mùi thơm mạnh mẽ gây khó chịu cho loài côn trùng này.

Bạn có thể tận dụng tối đa các đặc tính của húng quế bằng cách trồng nó trong sân hoặc tạo ra loại thuốc xịt tự chế từ loài cây này.

Mùi hương từ sả hoặc tinh dầu sả có thể khiến muỗi tránh xa. Ảnh: Timesofindia.

Tỏi

Khi bạn ăn tỏi, hoạt chất allicin của tỏi sẽ cản trở mùi hương tự nhiên của bạn và giúp che giấu khỏi muỗi. Tỏi cũng có thể được sử dụng để đuổi muỗi ngay cả khi bạn không ăn nó. Bạn có thể cắt thành nhiều lát tỏi và rải chúng xung quanh khu vực sinh hoạt ngoài trời của gia đình, hoặc kết hợp với dầu và các thành phần lỏng khác để tạo thành bình xịt đuổi côn trùng cho sân vườn nhà bạn.

Ngoài ra, bạn có thể trộn tỏi với các loại tinh dầu để tạo thành một loại xịt chống muỗi cho cơ thể. Muỗi sẽ không thể chịu được mùi khó chịu.

Tía tô đất

Là một thành viên của họ bạc hà, tía tô đất có mùi hương chanh nhẹ nhàng, mạnh mẽ nhưng khiến nhiều loài côn trùng thấy khó chịu. Trồng loại cây này ở những khu vực cụ thể mà bạn muốn xua đuổi muỗi hoặc đắp lá đã nghiền nát lên da để làm thuốc đuổi muỗi.

Bạn có thể thêm lá tía tô đất vào các loại trà thảo mộc của mình để giảm căng thẳng.

Hoa oải hương

Mặc dù hoa oải hương có thể là mùi hương yêu thích của nhiều người, muỗi lại ghét chúng vì mùi hương cay nồng. Giống hầu hết loại thực vật trong danh sách này, hoa oải hương có thể được sử dụng bằng cách chiết xuất dầu và bôi trực tiếp lên da hoặc làm nước xịt toàn thân.

Bạn cũng có thể chỉ cần trồng oải hương trong vườn. Không chỉ làm đẹp cho cảnh quan nhà bạn, hoa oải hương còn khiến muỗi tránh xa mọi thành viên trong gia đình.

Hương thảo

Loại thảo mộc thơm này có tác dụng kỳ diệu khi được trồng trong vườn, dễ dàng giải quyết sự xâm nhập của các loại muỗi. Khi nướng thịt, bạn hãy đặt một vài nhánh hương thảo trên vỉ nướng để đuổi muỗi. Ngoài ra, hương thảo có thể được pha vào kem dưỡng da hoặc thuốc xịt để tạo ra thuốc chống côn trùng đơn giản cho cơ thể.

Khuynh diệp

Tương tự sả, khuynh diệp có mùi nồng nặc cản trở các giác quan tinh tế của muỗi và có thể khiến chúng khó xác định được nguồn thức ăn của mình. Dầu từ cây này cũng xua đuổi các loại côn trùng khác như bọ ve, muỗi vằn và ruồi cát. Tinh dầu khuynh diệp cũng có thể được bôi trực tiếp lên da thường xuyên để bảo vệ tối ưu.

Theo Zingnews

https://zingnews.vn/cac-loai-mui-giup-duoi-muoi-phong-sot-xuat-huyet-post1376456.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke