Thursday, 21/11/2024

Bột trà xanh và cà phê, thức uống nào tốt hơn?

11:18 05/05/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Bột trà xanh (matcha) và cà phê đều là những thức uống phổ biến có lượng tiêu thụ ngày càng tăng trên toàn cầu. Theo Hãng nghiên cứu tiếp thị toàn cầu Research and Markets, thị trường matcha toàn cầu đạt trị giá 1,63 tỉ USD hồi năm 2018 và dự kiến lên tới 2,69 tỉ USD vào năm 2026, trong khi giá trị thị trường cà phê toàn cầu đã vượt 100 tỉ USD và vẫn tiếp tục tăng trưởng. Vậy bạn có từng thắc mắc thức uống nào có lợi hơn cho sức khỏe hay chưa?

Lợi ích của matcha và cà phê

Cả cà phê và matcha đều là những thức uống mang đến nhiều lợi ích sức khỏe. Theo một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Antioxidants, nếu dùng hằng ngày thì cà phê là một nguồn cung tốt về các chất chống ôxy hóa, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh gan, bệnh Parkinson và tử vong vì nhiều nguyên nhân. Còn theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Advances in Psychiatric Treatment, thành phần caffeine trong thức uống này có thể cải thiện tâm trạng và chức năng nhận thức, nhưng nó cũng dễ làm cho người dùng thấy hồi hộp và làm trầm trọng thêm chứng lo âu và rối loạn giấc ngủ nếu uống ở liều lượng cao. Thông thường, 1 ly cà phê dung tích 236ml cung cấp từ 80-100mg caffeine.

Trong khi đó, trà xanh rất giàu hoạt chất tự nhiên có trong thực vật polyphenol, bao gồm một nhóm chất chống ôxy hóa gọi là catechin. Trong một nghiên cứu tiến hành hồi năm 2020, các chuyên gia phát hiện việc uống trà hằng ngày - kết hợp với chế ăn uống lành mạnh - có liên hệ với việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong vì mọi nguyên nhân ở người trưởng thành. Trước đó, hoạt chất chính epigallocatechin gallate (EGCG) trong trà xanh được chứng minh là có công dụng ngăn ngừa bệnh tiểu đường, kháng viêm và chống ôxy hóa, cũng như giúp ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch, tích tụ chất béo trong thành động mạch. Trà xanh cũng chứa L-theanine, một axít amin có thể giúp giảm căng thẳng tinh thần và lo lắng.

Tuy cũng là một loại trà xanh, nhưng matcha được tăng cường hàm lượng dưỡng chất cao hơn các loại trà khác, nhờ vào quy trình trồng và xử lý khác biệt. Ðược biết, cây trà xanh dùng làm matcha thường được che nắng trong vài tuần trước khi thu hoạch, nhằm kích thích lá trà sản xuất nhiều chất diệp lục hơn khi ở trong điều kiện ít ánh nắng. Lượng diệp lục tăng thêm này làm cho lá trà có màu xanh đậm hơn, mang hương vị thơm hơn và chứa nhiều dưỡng chất nhất định. Lá trà sau khi thu hoạch được xử lý cẩn thận và nghiền thành loại bột mịn, có màu xanh tươi. Song nhìn chung, hàm lượng caffeine trong một ly matcha thông thường thấp hơn so với một ly cà phê.

Cách chọn lựa thức uống tốt cho sức khỏe

Cả hai thức uống giàu caffeine và các chất chống ôxy hóa mạnh mẽ này có điểm chung nổi trội là giúp tăng cường sự tập trung và tỉnh táo cho người dùng. Tuy vậy, lựa chọn loại nào là phụ thuộc vào việc bạn cảm thấy ra sao khi uống cà phê. Chẳng hạn, nếu đang mắc chứng lo âu và bị trào ngược axít, bạn cần nói “không” với cà phê vì thức uống này có thể làm trầm trọng thêm cảm giác hồi hộp cũng như triệu chứng trào ngược axít. Trong trường hợp này, matcha là thức uống thay thế tốt cho cà phê.

“Tùy thuộc vào mức độ nhạy cảm của một người với caffeine, trà xanh/matcha có thể cung cấp một giải pháp thay thế ít gây buồn nôn hơn. Sự hiện diện của L-theanine trong trà xanh/matcha còn có thể làm giảm tác động của caffeine đối với hệ thần kinh” - chuyên gia dinh dưỡng Desiree Nielsen giải thích thêm. Sự thực là ngày càng nhiều người chọn matcha làm thức uống vì nó có vị đậm hơn trà xanh truyền thống, mà lại ít tạo cảm giác hồi hộp và tăng nhịp tim như khi dùng cà phê. Do chứa hàm lượng L-theanine cao hơn các loại trà khác, matcha còn có thể giúp làm dịu tác dụng của caffeine đối với người uống.

Còn nếu bạn không có vấn đề gì khi tiêu thụ caffeine, thì cứ việc uống luân phiên giữa cà phê và matcha ở liều lượng vừa phải. Nhưng nhớ là kiểm soát các thành phần thêm vào khi pha chế - như đường, kem, sôcôla và siro caramel, để tránh tiêu thụ thức uống quá ngọt sẽ gây hại cho sức khỏe.

Theo Baó Cần Thơ

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke