Friday, 26/04/2024

7 loại rau củ dễ nhiễm ký sinh trùng, cần chế biến thật kỹ trước khi ăn

20:19 15/12/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Những loại rau nào dễ nhiễm ký sinh trùng và cách chế biến chúng để có được những món ăn ngon - lành, bạn đã biết?

Rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể. Nhiều người cho rằng, ăn rau còn sống mới giữ được tất cả dưỡng chất và vitamin quan trọng. Tuy nhiên, có những loại rau trồng dưới nước hoặc ăn sống còn nhiều tạp chất và ký sinh trùng, không rửa sạch và nấu chín kỹ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Vậy những loại rau nào dễ bị nhiễm ký sinh trùng, hãy cùng điểm qua:

7 loại rau nên nấu chín trước khi ăn

1. Củ mã thầy (hạt dẻ nước)

Ảnh minh họa

Củ mã thầy hay còn gọi là hạt dẻ nước giàu dinh dưỡng, ăn vào có tác dụng bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng rất tốt.

Chúng nhỏ xinh, giòn và mọng nước, vị ngọt nên được nhiều người ưa thích ăn như một loại trái cây.

Có thể bạn không biết rằng, củ mã thầy phần lớn được trồng trên ruộng lúa hoặc vùng đất bùn ẩm, nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng dễ bám vào vỏ. Nhiều người nghĩ chỉ cần rửa sạch củ, gặm vỏ ngoài cũng chẳng sao, nhưng làm như vậy rất dễ nuốt phải ấu trùng giun. Cho nên, để ăn loại củ này cần gọt kỹ vỏ trước khi ăn. Có thể mang nấu canh hoặc luộc chín làm salad.

2. Rau cần

Ảnh minh họa

Mùa lạnh về, những ruộng rau cần xanh tươi, từng đọt non ăn ngọt nước được nhiều người mua về chế biến thành các món ngon như xào thịt bò hay nhúng lẩu. Rau cần mọc trong ruộng nước nên dễ bị các loại ký sinh trùng làm tổ và đẻ trứng mà mắt thường không nhìn thấy được.

Bởi vậy, khi chế biến rau cần, nên nhúng qua nước sôi trước khi nấu hoặc nhúng lẩu thì phải để rau chín ăn mới đảm bảo an toàn.

3. Củ niễng

Ảnh minh họa

Một loại rau mà nhiều chị em ở thành phố rất thích vào mùa đông đó là những bó niễng. Củ niễng mang xào trứng hoặc xào thịt bò ăn rất ngọt và thanh.

Tuy nhiên, củ niễng thường được trồng dọc các con mương ngoài ruộng và đất bùn cạnh ruộng lúa cho nên cũng dễ có các loại ký sinh trùng. Bởi vậy củ niễng cần được xào chín ăn mới an toàn.

4. Củ ấu

Ảnh minh họa

Củ ấu rất giàu vitamin và khoáng chất, có hương vị thơm ngon khi nấu canh hoặc hầm với xương. Nhưng chúng được trồng nơi ruộng đất, quá trình sinh trưởng dễ nhiễm vi khuẩn trong nước. Cho nên, chúng cần được trụng qua nước sôi khoảng 15 giây để loại bỏ axit oxalic trước khi chế biến.

5. Củ sen

Ảnh minh họa

Mùa đông cũng là thời điểm tốt để ăn củ sen. Củ sen giàu dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe phụ nữ.

Nhiều người thích ăn salad làm từ củ sen sống. Điều này không tốt vì củ sen lớn lên trong bùn nước, có nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng độc hại.

6. Xà lách, rau diếp

Ảnh minh họa

Xà lách và rau diếp là nguồn chất xơ dồi dào và giàu vitamin tốt cho cơ thể. Những cây xà lách cuộn tròn hay rau diếp sát mặt đất ấy lớn lên dễ nhiễm nhiều ký sinh trùng nên hạn chế ăn sống. Thêm vào đó, xà lách phải được ngâm nước muối kỹ trước khi ăn.

7. Súp lơ

Ảnh minh họa

Súp lơ giàu vitamin C gấp nhiều lần so với cải thảo, giúp tăng cường thể lực và nâng cao hệ miễn dịch.

Trông có vẻ bề mặt cây súp lơ chắc nịch, kín mít như vậy nhưng phần trong lòng xốp nên dễ sinh sôi ký sinh trùng, chỉ rửa bằng nước không thể sạch được.

Muốn rửa súp lơ thật sạch, bạn cần cắt súp lơ thành những bông nhỏ, cho vào nước có pha chút bột mì và muối, ngâm khoảng 10-15 phút rồi xả sạch lại với nước. Bởi vì bột mì có thể hấp thụ bụi, tạp chất và trứng côn trùng, còn muối có thể phát huy tác dụng khử trùng.

Theo Phụ nữ Việt nam

https://phunuvietnam.vn/7-loai-rau-cu-de-nhiem-ky-sinh-trung-can-che-bien-that-ky-truoc-khi-an-2022120612155018.htm

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke