Friday, 19/04/2024

6 sai lầm khi sử dụng tổ yến

14:35 05/10/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng, xưa kia chỉ dành cho vua chúa nhưng nay được dùng không ít. Dù bổ những nếu ăn tổ yến sai cách cũng sẽ dễ hóa "độc".

Từ xa xưa, tổ yến chỉ được dâng lên hoàng đế dùng vì nó rất quý hiếm. Ngày nay tuy tổ yến không còn quá hiếm có khó tìm nhưng giá thành vẫn không hề rẻ và nó vẫn được đánh giá cao và xem là thuốc bổ tốt. Không chỉ có tác dụng làm đẹp da, tổ yến còn có giá trị phục hồi sức khỏe cao nên được không ít người tin dùng.

Tổ yến mặc dù bổ dưỡng nhưng dùng không đúng cách có thể khiến bạn lãng phí toàn bộ chất dinh dưỡng có trong đó, nguy hiểm hơn là có thể gây tổn hại tới sức khỏe.

Dưới đây là những sai lầm khi dùng tổ yến khiến bạn lãng phí tiền bạc lẫn dưỡng chất:

1. Dùng không đủ lượng

Ảnh minh họa

Một số người có thể nghĩ rằng tổ yến quý nên dùng rất tiết kiệm. Điều này khiến cho lượng dinh dưỡng trong tổ yến hấp thụ vào cơ thể không được bao nhiêu.

Cách ăn tổ yến đúng là ăn thành các bữa nhỏ và duy trì ăn đều đặn nhưng không quá nhiều. Tốt nhất mỗi tuần ăn 3 lần, mỗi lần ăn 3-5g tổ yến khô, 20-30 gam tổ yến chưng sẵn. Như vậy mới có thể hấp thụ trọn vẹn tinh chất dinh dưỡng của tổ yến.

2. Dùng không đủ thời gian

Vấn đề này tương đối phổ biến, tuy yến sào là sản phẩm tốt nhưng tác dụng của nó rất chậm. Nhiều người mới ăn muốn có hiệu quả ngay nhưng ăn vài hôm không thấy sức khỏe cải thiện nên cho rằng ăn tổ yến vô ích.

Thực tế, ăn tổ yến không nên nóng vội, cứ ăn từ từ đều đặn thì hầu hết mọi người sẽ thấy có tác dụng sau khi dùng 3 tháng.

Tổ yến tốt nhất nên ăn khi bụng đói sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ. Buổi sáng từ 7 giờ đến 9 giờ, khả năng hấp thụ của dạ dày là mạnh nhất, ăn tổ yến trong khoảng thời gian này giúp hấp thu tốt các chất dinh dưỡng. Ăn tổ yến buổi tối trước khi ngủ có thể cải thiện sự trao đổi chất và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Tuy nhiên không nên ăn ngay trước khi đi ngủ.

3. Ăn tổ yến quá nhiều

Ảnh minh họa

Bên cạnh những người dùng tổ yến một cách quá tiết kiệm lại có những người dùng quá tham lam. Họ cho rằng phải ăn thật nhiều tổ yến mới có lợi nên một ngày ăn vài lần. Tuy nhiên, không ăn một lúc nhiều hơn 100g yến và cũng không nên ăn quá thường xuyên. Với người khỏe mạnh, điều này có thể không sao nhưng với người già, sức khỏe yếu nếu lạm dụng tổ yến có thể ảnh hưởng hệ tiêu hóa.

4. Ngâm hoặc chưng tổ yến quá lâu

Khi ngâm tổ yến, một số người thường ngâm qua đêm làm ảnh hưởng đến thành phần dinh dưỡng và hoạt chất trong tổ yến, đồng thời ảnh hưởng đến mùi vị sau khi chưng yến.

Ngoài ra, chưng tổ yến quá lâu có thể phá hủy cấu trúc protein và giảm dinh dưỡng. Hơn thế yến sẽ bị nhão làm ảnh hưởng đến hương vị. Ngược lại nếu nấu quá gấp, yến chưa đủ độ cũng sẽ không ngon.

5. Ăn tổ yến khi bị mốc

Một số người mua nhiều tổ yến về để dành ăn dần nhưng sau một thời gian phát hiện tổ yến có dấu hiệu mốc. Tuy nhiên vì tiếc nên không ít người sẽ loại bỏ phần mốc và ăn phần còn lại. Tổ yến mốc chỉ có thể ăn được trong trường hợp mốc nhẹ (vài đốm đen xám/trắng), nhưng nếu mốc ở mức vừa (vài đốm đen xám) và mốc nặng (mốc nhiều hơn hoặc thậm chí đen toàn bộ) thì không nên ăn.

6. Cho trẻ nhỏ dùng quá nhiều tổ yến

Ảnh minh họa

Không ít cha mẹ thấy con gầy, còi cọc nên ra sức tẩm bổ cho con bằng tổ yến vì nghĩ đây là đồ bổ dưỡng, có lợi. Tuy nhiên trẻ nhỏ không nên ăn tổ yến quá nhiều vì khi đó cơ thể bé không hấp thu được hết các chất dinh dưỡng, gây nên tình trạng tiêu chảy. Đặc biệt, trẻ em dưới 7 tháng tuổi hoặc đang bị sốt không nên sử dụng yến sào. Với trẻ nhỏ từ 1 đến 4 tuổi chỉ nên dùng 1-2 gam tổ yến tinh/ngày.

Theo báo Phụ nữ Việt nam

https://phunuvietnam.vn/6-sai-lam-khi-su-dung-to-yen-51202241019496925.htm

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke