Thursday, 21/11/2024

5 nguyên nhân gây mùi hôi ở mũi

11:47 15/11/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Mùi hôi ở hốc mũi thường xảy ra do các bệnh lý về xoang như polyp mũi, nhỏ giọt sau mũi, viêm xoang, hoặc sỏi amidan...

Nếu bạn hít phải mùi hôi từ bên ngoài và nó gây khó chịu, bạn có thể khắc phục bằng cách đeo khẩu trang, xịt dung dịch thơm hoặc dùng đèn xông tinh dầu để khử mùi. Tuy nhiên, khi mùi hôi xuất phát từ chính hốc mũi, việc khắc phục triệu chứng cần dựa vào nguyên nhân gây ra tình trạng đó.

Hầu hết các tình trạng gây ra mùi hôi trong mũi không đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, mùi hôi nặng và mạn tính có thể có thể tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Dưới đây là 5 nguyên nhân có thể gây ra mùi hôi kéo dài ở mũi.

Polyp mũi

Polyp mũi là những khối u mềm không phải ung thư, hình thành trên thành hốc mũi hoặc xoang. Những khối u nhỏ hình giọt nước này hình thành do tình trạng viêm mạn tính. Người bị hen suyễn, dị ứng hoặc nhiễm trùng xoang có nguy cơ phát triển polyp mũi cao. Bệnh gây ra các triệu chứng phổ biến như mùi thối trong mũi, giảm khứu giác, vị giác. Nếu các polyp mũi phát triển hoặc có nhiều polyp cùng lúc, bạn có thể bị tắc nghẽn mũi, nghẹt mũi, đau đầu, áp lực ở trán và mặt, đau răng, ngủ ngáy... Mùi hôi kèm theo polyp mũi có thể là do chất lỏng tích tụ bên trong polyp. Polyp mũi thường rất nhỏ nên việc chẩn đoán khó khăn. Trường hợp polyp mũi không ảnh hưởng đến hơi thở dễ bị bỏ qua.

Mùi hôi ở hốc mũi có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Ảnh: Freepik

Chảy dịch mũi sau

Chất nhầy có mùi trong mũi, đặc biệt là khi nó đặc lại chảy ngược xuống phía sau cổ họng là dấu hiệu của chảy dịch mũi sau.

Thông thường, chất nhầy có vai trò giữ cho màng mũi khỏe mạnh, phản ứng với nhiễm trùng, làm ẩm không khí, đẩy các hạt lạ ra khỏi đường thở. Tuy nhiên, khi bạn bị cảm lạnh, cúm, dị ứng hoặc nhiễm trùng xoang... chất nhầy đặc lại, khó thoát ra như bình thường. Chảy dịch mũi sau có thể bắt đầu nhẹ, không có mùi hôi và không ảnh hưởng đến hô hấp. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể khiến bạn thở khò khè, mùi hôi ở mũi trầm trọng hơn. Chảy dịch mũi sau còn gây ra các triệu chứng ho, đau họng... Trong một số trường hợp, chất nhầy thoát ra kém có thể tích tụ trong tai giữa, gây đau tai, nhiễm trùng tai.

Uống nhiều chất lỏng và sử dụng nước muối xịt mũi, máy tạo độ ẩm, máy xông để làm ẩm khoang mũi ...là cách giúp kiểm soát triệu chứng chảy dịch mũi sau.

Viêm xoang

Viêm xoang hay còn gọi là nhiễm trùng xoang gây viêm ở mũi, nghẹt mũi và có thể cản trở khứu giác hoạt động bình thường. Tình trạng này xảy ra thường do virus, vi khuẩn. Một số trường hợp nấm cũng có thể gây ra nhiễm trùng xoang. Nhiễm nấm làm suy giảm chức năng miễn dịch. Những người bị nhiễm trùng xoang ngắn hạn, triệu chứng kéo dài trong 3 tuần hoặc ít hơn. Viêm xoang mạn tính kéo dài ít nhất 12 tuần.

Tất cả các dạng của viêm xoang đều có khả năng gây hôi miệng, dịch tiết đổi màu khiến mũi có mùi hôi. Ngoài ra, triệu chứng của viêm xoang còn bao gồm, đau đầu, áp lực mặt, nhỏ giọt sau mũi, mệt mỏi...

Các phương pháp điều trị nhiễm trùng xoang tùy thuộc vào nguyên nhân do virus hay vi khuẩn. Nhiễm trùng do vi khuẩn thường cần dùng thuốc kháng sinh để chữa khỏi. Mọi người nên chủ động nghỉ ngơi, uống nhiều nước, súc miệng bằng nước muối sinh lý để giảm triệu chứng của viêm xoang.

Sâu răng

Khi vi khuẩn tích tụ trên răng, chúng có thể ăn mòn bề mặt, gây sâu răng. Sự tích tụ của vi khuẩn có thể gây ra hơi thở hôi và mùi khó chịu qua mũi. Mọi người có thể khắc phục sâu răng bằng cách vệ sinh răng miệng tốt, bao gồm đánh răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày để ngăn ngừa sâu răng và các vấn đề về răng và nướu.

Sỏi amidan

Amidan tạo ra đường nứt và nếp gấp có thể cản trở nước miếng, chất nhầy, hạt thức ăn và cả tế bào chết. Các mảnh vụn tích tụ lại thành những vật thể nhỏ gọi là sỏi amidan. Vi khuẩn có thể ăn sỏi amidan, tạo ra mùi hôi trong mũi và mùi vị khó chịu trong miệng.

Vệ sinh răng miệng kém và amidan to bất thường làm tăng nguy cơ bị sỏi amidan. Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách thực hành vệ sinh răng miệng tốt, giữ đủ nước có thể giúp giảm nguy cơ tích tụ vi khuẩn. Trong những trường hợp amidan nghiêm trọng, phương pháp cắt amidan có thể được sử dụng để điều trị tình trạng này.

Khi mũi có mùi hôi kéo dài hơn một tuần mà không rõ nguyên nhân, người bệnh nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Theo Vnexpress

https://vnexpress.net/5-nguyen-nhan-gay-mui-hoi-o-mui-4536108.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke