Wednesday, 15/05/2024

Xấu hổ không đi khám ngay, người đàn ông đau đớn ôm vùng kín đến viện

17:24 07/06/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Phồng bẹn trái nhưng ngại nên không đi khám ngay, chỉ đến khi đau không chịu nổi người đàn ông mới đến viện…

Ảnh minh họa

Phòng khám Nam học, Khoa Nam học và Y học Giới tính, bệnh viện Đại học Y Hà Nội vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam 38 tuổi đến khám với lý do đau khối phồng vùng bẹn trái.

Theo lời bệnh nhân, trước đây anh hoàn toàn khỏe mạnh, phát hiện khối phồng bẹn trái nhiều năm nay, không đau tức, khối lúc xuất hiện, lúc không, dùng tay ấn vào thì khối biến mất. Do tâm lý chủ quan, khối phồng lại nằm ở vùng tế nhị nên ngại ngần chưa đi khám và điều trị.

Gần đây, một lần đi làm về bênh nhân thấy khối phồng chạy xuống dưới bìu, đau tức nhẹ, bệnh nhân dùng tay đẩy khối phồng không tự mất đi như mọi khi. Tưởng rằng không có gì nghiêm trọng, bệnh nhân vẫn ăn uống, sinh hoạt bình thường.

Sáng sớm ngày hôm sau cơn đau tăng dần và xuất hiện những cơn đau quặn dữ dội vùng bẹn trái, đến lúc này bệnh nhân mới đến thăm khám tại khoa Nam học và Y học Giới tính Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội.

Bệnh nhân đến viện trong tình trạng da tái nhợt, người cúi gập, tay ôm vùng kín kêu đau. Vùng bìu trái xuất hiện khối phồng to kích thước 8 x 10cm, sờ nắn có tiếng lọc xọc, ấn vào khối bệnh nhân rất đau, bụng chướng nhẹ, buồn nôn và đã nôn 2-3 lần. Kết hợp với các xét nghiệm và siêu âm vùng bẹn bìu các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị thoát vị bẹn trái biến chứng nghẹt quai ruột.

Nhận định đây là một trường hợp cấp cứu cần nhanh chóng can thiệp ngoại khoa để giải cứu đoạn ruột nghẹt tránh biến chứng hoại tử và phải cắt một đoạn ruột, ngay tức thì bệnh nhân được chuyển vào phòng mổ cấp cứu.

Sau gần 1 giờ đồng hồ với những nỗ lực giải thoát và hồi phục đoạn ruột nghẹt, đoạn ruột đã hồng hào và hoạt động trở lại. Lỗ thoát vị được đóng kín, thành bụng được phục hồi, ca phẫu thuật kết thúc tốt đẹp. Sau phẫu thuật sức khỏe bệnh nhân dần ổn định và xuất viện ngày 2 ngày sau đó.

Thoát vị bẹn là tình trạng các tạng trong ổ bụng chui qua ống bẹn hay các điểm yếu của thành bụng xuống dưới vùng bìu, tạo thành một khối phồng vùng bẹn – bìu. Thoát vị bẹn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể diễn tiến thành biến chứng thoát vị bẹn nghẹt.

Nguyên nhân của tình trạng này, theo Bs Vũ Thị Thu Lan khoa C7, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, là do bẩm sinh (do tồn tại ống phúc tinh mạc trong thời kì bào thai); do cơ thành bụng bị yếu (tuổi già, béo phì, vết mổ vùng bẹn, bệnh mất collagen trong mô…).

Ngoài ra những người mắc chứng táo bón kinh niên, ho dai dẳng kéo dài trong viêm phế quản mạn; cổ chướng, các khối u lớn trong ổ bụng, u đại tràng; phụ nữ đang mang thai cũng là những nguyên nhân làm tăng áp lực ổ bụng liên tục  gây ra tình trạng thoát vị nghẹt.

Triệu chứng đầu tiên xuất hiện có thể không rõ ràng, bệnh nhân có thể có cảm giác tức nặng vùng bẹn. Về sau khi khối thoát vị to lên thì bệnh nhân thấy xuất hiện khối phồng vùng bẹn (có thể một hoặc hai bên), biến mất khi nằm xuống hoặc tăng kích thước khi đứng, khi đi lại và khi ho, hắt hơi.

Lúc đầu bệnh nhân có thể đẩy khối thoát vị lên ổ bụng một cách dễ dàng, sau nếu có biến chứng kẹt và nghẹt, thì khối không thể đẩy lên ổ bụng.

“Đây là  biến chứng nguy hiểm và phổ biến nhất của thoát vị bẹn: Khi đó bệnh nhân sẽ có cảm giác đau đột ngột và dữ dội vùng bẹn, sốt, mạch nhanh. Tại chỗ khối phồng thoát vị chuyển sang màu đỏ, tím hoặc sẫm.

Khi tình trạng này xảy ra mà không được cấp cứu kịp thời thì các tạng trong túi thoát vị ( quai ruột , mạc treo ) sẽ bị thiếu máu nuôi dưỡng dẫn đến hoại tử, có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân”, BS Vũ Thị Lan cho hay.

Với trường hợp nam bệnh nhân trên mặc dù đến viện chậm nhưng do kíp trực đã xử trí nhanh chóng kịp thời nên bệnh nhân đã may mắn bảo toàn được đoạn ruột bị nghẹt.

Để phòng ngừa bệnh, BS Lan cho rằng với những đối tượng có yếu tố nguy cơ thì việc phòng ngừa thoát vị bẹn chủ yếu tập trung và việc hạn chế các yếu tố nguy cơ mắc bệnh như: Có chế độ ăn nhiều chất xơ, dễ tiêu, tránh gây táo bón mãn tính; không hút thuốc là để giảm nguy cơ ho mãn tính; hạn chế những công việc phải mang vác nặng.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng lưu ý, khi phát hiện các khối bất thường vùng bìu bẹn, sinh dục, đặc biệt các khối thoát vị bẹn đã được phát hiện trước đó mà không tự đẩy về phía bụng được thì chớ nên chủ quan, đừng ngại ngần hay xấu hổ hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa Nam học khám càng sớm càng tốt, để được các Bác sỹ thăm khám loại trừ các bệnh lý cấp cứu và kịp thời điều trị, tránh những tai biến và hậu quả đáng tiếc về sau.

Theo Infonet

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke