Tuesday, 19/03/2024

Viêm họng mãi không khỏi vì thói quen xấu nhiều người mắc

15:17 07/10/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Khi sức đề kháng giảm, bệnh đơn giản như viêm họng cũng có thể bị bội nhiễm vi khuẩn. Người bệnh uống thuốc kéo dài không giảm triệu chứng mà chỉ thấy nặng hơn.

Mới đây, anh L.V.M. (37 tuổi, ngụ tại Long An) đến Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM khám vì đau họng, đau khi nuốt. Ở nhà, anh đã mua thuốc kháng sinh để uống nhưng bệnh không giảm, tái phát nhiều lần. Mức độ đau và khó chịu ngày càng nhiều hơn.

Qua thăm khám, bác sĩ Khoa Tai mũi họng chẩn đoán anh bị viêm họng cấp, một tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Theo thạc sĩ, bác sĩ Văn Thị Hải Hà, Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Đại học y dược TP.HCM, sưng đau họng có xu hướng gia tăng khi môi trường ngày càng trở nên ô nhiễm bởi khói bụi, vi khuẩn… 

Trên thực tế, triệu chứng sưng đau họng thường tự khỏi nếu sức đề kháng của cơ thể tốt. Ngược lại, khi sức đề kháng giảm, người bệnh dễ bị bội nhiễm các vi khuẩn.

 

Bác sĩ Hải Hà thăm khám cho người bệnh. 

 

Người bệnh viêm họng cấp thường có cảm giác đau khi nuốt, nuốt khó, cổ họng sưng, đau rát, đau nhói, có cảm giác vướng họng, nghẹn họng. Thời điểm giao mùa là điều kiện khiến virus và vi khuẩn phát triển mạnh, dễ xâm nhập đặc biệt ở người có cơ địa suy giảm miễn dịch (nhiễm HIV, hóa trị), người trên 65 tuổi, trẻ em dưới 2 tuổi, người có bệnh mạn tính, béo phì…

Theo bác sĩ Hải Hà, bệnh thường do nhiễm virus (chiếm 70%), liên cầu khuẩn nhóm A (Streptococcus), dị ứng, hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá. Viêm họng cấp nếu không được điều trị hiệu quả sẽ chuyển sang viêm họng mạn. 

Nguyên nhân viêm họng mạn thường bắt nguồn từ dị ứng, thay đổi thời tiết, bệnh lý ở những vùng lân cận như trào ngược dạ dày thực quản, viêm đường hô hấp dưới, viêm xoang, bệnh lý hệ thống­, việc vệ sinh răng miệng kém. 

Do họng là cửa ngõ vào của đường ăn, đường thở và có mối liên hệ mật thiết với mũi – tai nên tác nhân gây đau mũi có thể ảnh hưởng lên họng và ngược lại. Ví dụ, trong bệnh cảnh dị ứng, dịch viêm từ mũi xoang có thể chảy xuống họng gây viêm họng.

Bác sĩ Văn Thị Hải Hà cho biết, điều trị sưng đau họng thường theo quy trình từ giảm nhẹ triệu chứng (giảm đau, hạ sốt, kháng viêm, chống phù nề, giảm ho) đến điều trị đặc hiệu nguyên nhân, loại trừ yếu tố nguy cơ và phòng ngừa tái phát.

Cụ thể, người bệnh có thể sử dụng thuốc giúp giảm triệu chứng sốt và đau họng. Tuy nhiên, giải pháp tốt nhất vẫn là để bệnh tự khỏi nhờ vào hệ miễn dịch của cơ thể. 

Người bệnh không nên tự ý dùng kháng sinh. Đây là sai lầm phổ biến khiến bệnh tái phát, kháng thuốc, biến chứng sang viêm họng mạn, viêm đường hô hấp dưới, áp xe quanh Amidan, áp xe họng, nhiễm trùng huyết,… Thói quen này không chỉ xảy ra với người bị đau họng mà còn nhiều bệnh lý khác. 

Đắc biệt, tình trạng đề kháng kháng sinh có thể mang đến kết cục tử vong hoặc nhiều bệnh tật, tăng nguy cơ thất bại với phẫu thuật hoặc sinh mổ, tăng chi phí điều trị, cần thuốc đắt tiền hơn; khó điều trị một số nhiễm trùng do thiếu thuốc điều trị; tăng nguy cơ lây lan cho người khác…

Do đó, người bệnh chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, chú trọng uống đủ thuốc, đủ liều, tránh tình trạng nhiễm trùng và kháng thuốc.

Tại nhà, người bệnh nên thực hiện các cách đơn giản để giảm bớt triệu chứng như: súc họng bằng nước muối sinh lý, giữ ấm cơ thể, uống nước ấm, chườm ấm cổ họng, ngậm thuốc trị đau họng. Nên ăn thực phẩm mềm, trái cây, tránh đồ ăn để lạnh, nghỉ ngơi tại giường, rửa tay chân và súc miệng thường xuyên.

Bác sĩ khuyến cáo, tất cả biến chứng do sưng đau họng gây ra đều ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Thậm chí, bệnh có thể tiên lượng xấu đối với trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi nếu biến chứng áp xe cổ hoặc viêm đường hô hấp dưới nặng, viêm phổi. 

Theo báo Vietnamnet

https://vietnamnet.vn/viem-hong-mai-khong-khoi-vi-thoi-quen-xau-nhieu-nguoi-mac-phai-2067165.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke