Wednesday, 04/12/2024

5 thực phẩm dễ gây tắc ruột nhất ai cũng nên biết để phòng tránh

14:05 11/10/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Đã có nhiều trường hợp tắc ruột phải cấp cứu vì ăn những thực phẩm quen thuộc mà chúng ta không ngờ tới.

1. Tắc ruột do bã thức ăn - ai dễ mắc?

Có nhiều nguyên nhân gây tắc ruột, trong đó tắc ruột do bã thức ăn là nguyên nhân phổ biến. Đã có nhiều trường hợp người bệnh phải nhập viện cấp cứu vì tắc ruột, nguyên nhân do ăn các thực phẩm nhiều chất xơ, dai, khó tiêu hoá như: măng khô, mít, quả hồng, cam, ổi…

Theo ThS. BS Nguyễn Ngọc Đan, chuyên khoa Ngoại Tiêu hoá, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, tắc ruột là tình trạng ngừng trệ sự lưu thông của dịch tiêu hoá và hơi trong lòng ruột dẫn đến sự ứ trệ dịch tiêu hoá trong lòng ruột ở phía trên chỗ tắc làm cho người bệnh bị nôn, đau bụng, bí trung đại tiện.

ThS. BS Nguyễn Ngọc Đan, BV Đa khoa Xanh Pôn

Bã thức ăn là một khối thức ăn không tiêu hoá được, chúng bị vón cục lại trong dạ dày rồi di chuyển xuống ruột non, tạo thành một cái ‘nút" gây tắc ruột.

Tắc ruột thường xảy ra ở những đối tượng sau:

Người cao tuổi, răng kém không nhai kỹ được đồ ăn

Người bệnh sau cắt dạ dày, làm cho khả năng nhào trộn, tiêu hoá thức ăn của dạ dày kém đi Giảm a xít dịch vị ( viêm teo dạ dày, dùng thuốc giảm tiết dịch vị kéo dài) dẫn đến chức năng tiêu hoá thức ăn kém Viêm tuỵ mạn, suy tuỵ gây sụt giảm lượng enzym tiêu hoá thức ăn Bệnh nhân tâm thần, tự ăn lông, tóc… 2. Tắc ruột do bã thức ăn có nguy hiểm không?

Khi bị tắc ruột do bã thức ăn, bệnh nhân thường có biểu hiện:

Đau bụng: Thường đau bụng thành từng cơn, giữa các cơn đau bệnh nhân dễ chịu hơn.

Nôn: Nôn ra thức ăn cũ, dịch tiêu hoá. Nguyên nhân nhà do dịch thể trong lòng ruột bị ứ trệ lại phía trên chỗ tắc.

Bí trung đại tiện: Bệnh nhân không trung tiện và đại tiện được.

Bụng chướng: Bụng chướng hơi, và có xu hướng tăng lên nếu không được điều trị. Tuy nhiên một số trường hợp vị trí tắc ở cao (gần dạ dày) bụng chướng ít hoặc thậm chí không chướng.

Trong tắc ruột, đoạn ruột ở phía trên chỗ tắc bị giãn căng do ứ đọng dịch tiêu hoá và hơi. Mức độ ứ trệ có xu hướng ngày càng nặng lên nếu không được điều trị.

Sự ứ trệ trong các các quai ruột gây ra các cơn đau, tình trạng nôn mửa, phát triển vi khuẩn trong lòng ruột… Từ đó gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như:

- Mất nước điện giải, có thể dẫn đến suy thận, sốc: mạch nhanh, huyết áp tụt, li bì, lơ mơ thậm chí hôn mê.

- Nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân: do vi khuẩn phát triển trong lòng ruột tiết ra nhiều độc tố, lan tràn vào đường máu.

- Trong một số trường hợp có thể dẫn đến hoại tử các quai ruột gây thủng ruột, vỡ ruột. Đây là biến chứng nặng nề, có tỷ lệ tử vong cao.

Vì vậy, khi có dấu hiệu nghi ngờ tắc ruột, bệnh nhân cần được đến ngay cơ sở y tế để khám và can thiệp kịp thời. Trong trường hợp bã thức ăn còn nằm trong dạ dày có thể tiến hành nội soi qua đường miệng để gắp bã thức ăn. Khi bã thức ăn di chuyển xuống ruột non gây tắc ruột thường cần phải phẫu thuật lấy bỏ bã thức ăn, lấy lại sự lưu thông bình thường của đường tiêu hoá.

Hình ảnh khối bã thức ăn trong lòng ruột.

3. Một số thực phẩm dễ gây tắc ruột

3.1. Quả hồng

Mặc dù quả hồng ăn rất ngon và có giá trị dinh dưỡng, nhưng không phải ai cũng có thể ăn hoặc ăn nhiều hồng được. Nguyên nhân là quả hồng còn có chứa chất tanin gây ra vị chát và chất pectin. Chất này có nhiều trong vỏ và quả hồng xanh chưa chín kỹ.

Tanin và pectin là những chất làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng nhu động ruột. Khi ăn nhiều hồng, nhất là ăn khi đói, các chất này cộng với chất xơ trong quả hồng sẽ kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày gây đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn…

Ăn nhiều sẽ vón lại, tạo thành khối bã ở khu vực ruột non, không được đẩy ra ngoài theo đường bài tiết tự nhiên, chúng sẽ gây tắc nghẽn đường tiêu hóa.

Người cao tuổi, trẻ nhỏ ăn quả hồng cũng dễ bị táo bón, tắc ruột, nếu không được cấp cứu kịp thời, để lâu có thể gây thủng ruột.

Ăn quá nhiều hồng dễ gây tắc ruột.

3.2. Ổi

Quả ổi chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là hàm lượng vitamin C cao rất tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên nếu ăn nhiều hoặc ăn ổi ương, ổi non còn nhiều chất chát sẽ có hại cho người bị bệnh dạ dày hoặc táo bón. Kể cả ăn ổi chín, nếu không bỏ hạt ổi cũng gây khó tiêu, cản trở tiêu hóa.

Trên thực tế có nhiều trường hợp trẻ phải nhập viện cấp cứu vì bị tắc ruột do ăn nhiều ổi hoặc ăn quá nhiều hạt gây tắc ruột non.

3.3. Quả sung

Quả sung là một trong những loại trái cây nhiều chất xơ tự nhiên. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều loại quả này, nhất là lúc đói, các chất tanin cộng với hàm lượng chất xơ cao sẽ kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày khiến đầy bụng, khó tiêu. Ăn nhiều sẽ vón lại tạo thành khối bã rắn chắc, dễ dẫn đến tắc ruột.

3.4. Hồng xiêm

Ăn hồng xiêm tốt cho sức khỏe đường ruột nhưng ăn quá nhiều chúng có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Nếu ăn quá nhiều hồng xiêm, lượng chất xơ tăng lên sẽ tạo thành lớp màng ngăn chặn quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày.

Ngoài ra chất tannin có rất nhiều trong quả hồng xiêm, đặc biệt là hồng xiêm chưa chín kỹ cũng là nguyên nhân gây khó tiêu, đầy hơi, táo bón, thậm chí tắc ruột.

3.5. Măng

Măng cũng là loại thực phẩm phổ biến gây tắc ruột. Dù lượng chất xơ trong măng giúp cải thiện đường tiêu hóa nhưng với những người bị đau dạ dày ăn măng khiến cho việc tiêu hóa trở nên khó khăn hơn. Tình trạng ứ đọng thức ăn trong dạ dày khiến thức ăn bị lên men, sinh khí và gây ợ chua, đầy bụng, đau dạ dày…

Đặc biệt, măng già và măng khô thì lượng chất xơ càng nhiều, càng làm tăng nguy cơ đau dạ dày và một trong những thủ phạm dễ gây tắc ruột khi ăn.

Măng là loại thực phẩm phổ biến gây tắc ruột.

Để phòng tránh tắc ruột do bã thức ăn, ThS. BS. Nguyễn Ngọc Đan khuyên mọi người nên lưu ý thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt tốt, đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao như: người cao tuổi, răng kém, bệnh nhân sau cắt dạ dày…

Thức ăn phải nấu chín, mềm... Cần uống đủ nước, trung bình 1,5- 2l nước/ngày Chế độ ăn bổ sung các loại rau xanh, mềm, có độ nhớt như: rau đay, mùng tơi, đậu bắp… giúp hệ tiêu hoá lưu thông thuận lợi. Ăn chậm, nhai kỹ, tránh thói quen ăn quá nhanh, nhai không kỹ là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ gây tắc ruột do bã thức ăn. Không nên nuốt những thức ăn dai, cứng như gân, sụn để tạo thành nhân cho thực phẩm khác kết dính, vón cục hay ăn trái cây (như nhãn, vải, táo) mà nuốt luôn cả hạt. Hạn chế ăn các loại thực phẩm có nhiều chất tanin như: hồng ngâm, xoài xanh, ổi… và thức ăn có nhiều chất bã xơ như măng, mít…

Theo báo Gia đình

https://giadinh.suckhoedoisong.vn/5-thuc-pham-de-gay-tac-ruot-nhat-ai-cung-nen-biet-de-phong-tranh-17222100714472819.htm

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke