Thursday, 25/04/2024

Vì sao người bệnh tiểu đường dễ bị suy thận?

21:24 24/09/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Người bệnh đái tháo đường (tiểu đường) dễ bị suy thận, do khi đường huyết cao sẽ gây ra tổn chương mạch máu ở thận, ảnh hưởng dây thần kinh truyền đến bàng quang và nhiễm trùng đường tiểu.

Thạc sĩ - bác sĩ Trần Viết Thắng (Khoa Nội tiết, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM) cho biết bệnh đái tháo đường dễ gây tổn thương cho thận bằng nhiều cơ chế.

3 cơ chế khiến bệnh đái tháo đường dễ gây tổn thương cho thận

Thứ nhất là sự tổn thương các mạch máu ở thận. Các đơn vị lọc của thận có rất nhiều mạch máu nhỏ. Khi đường huyết cao sẽ gây tổn thương các mạch máu này, làm các mạch máu bị hẹp lại hay tắc nghẽn dẫn đến thiếu máu và làm tổn thương các đơn vị lọc này, làm cho albumin (là một loại protein) bị mất qua nước tiểu, theo thời gian sẽ dẫn đến suy thận.

Theo bác sĩ Thắng, nguyên nhân thứ 2, khiến bệnh đái tháo đường dễ gây tổn thương cho thận là do tổn thương các dây thần kinh. Các dây thần kinh có vai trò quan trọng trong việc truyền thông tin giữa não và các bộ phận khác trong cơ thể, bao gồm bàng quang. Tín hiệu thần kinh từ bàng quang báo cho não biết bàng quang đầy và có cảm giác mắc tiểu.

"Khi đường huyết cao sẽ làm tổn thương những tín hiệu thần kinh này, người bệnh sẽ không cảm nhận được khi nào bàng quang đầy để đi tiểu kịp thời, làm tăng áp lực của bàng quang cũng làm thận bị tổn thương", bác sĩ Thắng phân tích.

Thứ 3 là nhiễm trùng đường tiểu. Đường huyết cao là một yếu tố thuận lợi làm người bệnh dễ bị nhiễm trùng đường tiểu hơn thông thường. Ngoài ra, tình trạng ứ đọng nước tiểu cũng làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu, đa số người bệnh có nhiễm trùng đường tiểu dưới nhưng một số trường hợp nhiễm trùng có thể lan lên thận và làm tổn thương thận.

Bệnh đái tháo đường dễ gây tổn thương cho thận bằng nhiều cơ chế.

Làm thế nào để biết phát hiện tổn thương thận ở ngườ bệnh đái tháo đường?

Bác sĩ Thắng cho biết, hầu hết những người bị tổn thương thận giai đoạn đầu hoàn toàn không có triệu chứng gì nên cách tốt nhất để phát hiện sớm tổn thương thận là xét nghiệm tầm soát bằng cách kiểm tra chức năng thận và xét nghiệm nước tiểu mỗi năm một lần. Xét nghiệm này kiểm tra một lượng rất nhỏ protein trong nước tiểu được gọi là albumin niệu, giúp phát hiện những tổn thương thận ở giai đoạn sớm.

 

Theo báo Thanh niên

https://thanhnien.vn/vi-sao-nguoi-benh-tieu-duong-de-bi-suy-than-post1502050.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke