Thursday, 25/04/2024

Đau mỏi vai gáy báo hiệu bệnh gì?

14:13 26/09/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Đau mỏi vai gáy được xem là “bệnh nghề nghiệp” của dân văn phòng, người làm lao động chân tay, tiềm ẩn bệnh khớp mạn tính nếu không được cải thiện kịp thời.

Theo ThS.BS CKII Trần Anh Vũ, Phó giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, có khoảng 80% người từng bị đau vai gáy ít nhất một lần trong đời. Trong mối tương quan với các khớp trên cơ thể, khớp vai là một trong những vị trí đau phổ biến nhất (khoảng 14%). Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ thói quen ngồi sai tư thế, bưng vật nặng sai cách, căng thẳng quá mức, thời tiết thay đổi, dị tật bẩm sinh, chấn thương, dinh dưỡng chưa hợp lý hoặc là triệu chứng của bệnh xương khớp.

Đau vai gáy có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh xương khớp mạn tính. Ảnh:Shutterstock

Bác sĩ Anh Vũ khuyến cáo, nếu vai gáy bị đau mỏi bất thường, gây giảm vận động và ảnh hưởng sinh hoạt, mọi người nên kiểm tra lại triệu chứng và cảnh giác với các bệnh lý dưới đây.

Thoái hóa đốt sống cổ

Đặc trưng của bệnh lý này là sự hao mòn đầu sụn, xương đốt sống (chủ yếu ở đốt sống C5-C7) và đĩa đệm, dẫn đến tổn thương các tổ chức bao quanh cột sống cổ như bao hoạt dịch, dây chằng và dây thần kinh.

Với công việc phải ngồi một chỗ, nên nghỉ ngơi 1-2 phút sau mỗi 30 phút để thư giãn cột sống cổ, vai và tay. Ảnh:Shutterstock

Nếu đau vai gáy là triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ, bạn có thể gặp các triệu chứng như: đau xung quanh khu vực vai gáy, có thể lan đến cánh tay và ngón tay; yếu cơ và tê ở vai, cánh tay hoặc bàn tay gây khó khăn trong việc cầm, nắm, nâng đồ vật; căng cứng vùng gáy và bả vai, giảm chuyển động ở cổ; nhức đầu, mất thăng bằng và mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Đĩa đệm cột sống cổ thoát vị là khi bao xơ (vòng ngoài cùng đĩa đệm) bị nứt hoặc rách, khiến nhân nhầy bên trong đĩa đệm thoát ra ngoài, chèn ép lên rễ thần kinh hoặc tủy sống.

Bệnh lý này có thể gây ra các dấu hiệu: đau bỏng rát, tê hoặc ngứa ở vai gáy và cánh tay, có thể lan xuống các ngón tay; yếu cánh tay và bàn tay; mất thăng bằng, loạng choạng khi đi bộ; mất khả năng kiểm soát ruột hoặc bàng quang (hiếm khi xảy ra).

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn, có xu hướng khởi phát ở các khớp nhỏ như khớp ngón tay, bàn tay, ngón chân và bàn chân. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng cũng có thể ảnh hưởng đến những khớp lớn như khớp vai với các triệu chứng như cứng khớp vai, nhất là vào buổi sáng hoặc khi ít vận động; đau mỏi bả vai âm ỉ về đêm và gần sáng; phần mềm quanh khớp vai sưng tấy, đỏ và ấm; cơ thể mệt mỏi, sốt và chán ăn.

Viêm bao hoạt dịch khớp vai

Đây là tình trạng viêm hoặc kích ứng bao hoạt dịch - túi nhỏ chứa chất lỏng nằm giữa xương, cơ, gân và da giúp bôi trơn khớp vai. Khi bao hoạt dịch khớp vai bị viêm sẽ có những biểu hiện như đau nhức quanh khớp vai, nhất là khi ấn hoặc xoay vai; cứng khớp vai khiến phạm vi chuyển động bị hạn chế; phần mềm khớp vai bị sưng, đỏ và ấm; đôi khi kèm theo hiện tượng mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, sốt và ớn lạnh.

Theo bác sĩ Anh Vũ, để cải thiện cơn đau vai gáy, người bệnh cần chú ý về tư thế ngồi. Giữ cổ và lưng thẳng khi làm việc, điều chỉnh chiều cao của bàn và ghế để cánh tay gập một góc vuông 90 độ khi đánh máy tính, giúp vai không bị mỏi. Tránh các tư thế ngồi sai gây đau như ngồi ngửa cổ, ngồi gục trên bàn, khom lưng. Thực hiện một số bài tập thư giãn vai gáy sau vài giờ làm việc như ưỡn ngực, kéo cổ, xoay vai, co duỗi cơ vai...

Nếu cơn đau vai mới khởi phát, người bệnh có thể cho đá vào khăn mỏng/ túi chườm hoặc dùng túi gel lạnh đặt vào khu vực bị đau trong 10 - 15 phút. Trường hợp đau vai gáy kéo dài hơn 2 ngày, người bệnh có thể chuyển sang chườm nóng bằng cách sử dụng túi chườm ấm, khăn ấm chườm lên vùng đau mỏi, hoặc tắm nước ấm.

Trường hợp vai gáy đau nhức kéo dài 2-3 tuần và không thuyên giảm, người bệnh nên đến chuyên khoa xương khớp thăm khám để có phác đồ điều trị phù hợp, phòng tránh nguy cơ biến chứng nguy teo cơ, yếu chi, liệt tay, bác sĩ Anh Vũ cho biết.

Cơn đau vai gáy do bệnh xương khớp thường bắt nguồn từ quá trình viêm, làm suy yếu bao hoạt dịch, mô sụn và xương dưới sụn của khớp vai và cột sống cổ. Do đó, để giảm đau vai gáy hiệu quả từ gốc cần bảo vệ sụn, xương dưới sụn và nâng cao chất lượng dịch nhờn thông qua cơ chế điều hòa miễn dịch, ức chế phản ứng viêm tại khớp bằng tinh chất chuyên biệt.

Theo bác sĩ Anh Vũ, mọi người nên bổ sung những tinh chất có khả năng kiểm soát viêm, hỗ trợ giảm đau vai gáy như Eggshell Membrane, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate, Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide... Dưới tác động hiệp đồng của bộ dưỡng chất này, quá trình viêm sẽ được đẩy lùi, từ đó xoa dịu cảm giác đau nhức vai gáy, duy trì độ chắc khỏe lâu dài cho cột sống cổ và khớp vai.

 

Theo báo Vnexpress

https://vnexpress.net/dau-moi-vai-gay-bao-hieu-benh-gi-4515792.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke