Theo Vnexpress
https://vnexpress.net/vi-sao-hoi-tho-co-mui-kim-loai-4541079.html
Tiếp xúc với hóa chất như chì, bổ sung thực phẩm bổ sung như sắt, đồng, kẽm có thể gây ra vị kim loại trong miệng, dẫn đến hơi thở có mùi.
Miệng có vị kim loại hoặc hơi thở có mùi kim loại có thể là do nhiều nguyên nhân. Dưới đây là những lý do phổ biến.
Hơi thở có mùi xảy ra khi những vi khuẩn tự nhiên ở trong khoang miệng bị phá vỡ, thức ăn tồn tại giữa răng và dọc theo đường nướu, đặc biệt là trên lưỡi. Bệnh nướu răng có thể gây ra mùi kim loại trong hơi thở. Cải thiện vệ sinh răng miệng có thể giúp mùi kim loại biến mất.
Một số loại thuốc như kháng sinh, fenoprofen (thuốc chống viêm không steroid), thuốc giãn cơ, thuốc kháng virus, thuốc kháng histamin có thể gây ra nhiều thay đổi về mùi hơi thở. Bổ sung vitamin tổng hợp và khoáng chất cũng có thể gây ra những thay đổi về hơi thở. Khi ngừng dùng thuốc, mùi kim loại thường biến mất.
Xạ trị, hóa trị khi điều trị ung thư vùng đầu, cổ có thể làm cho miệng có vị kim loại hoặc vị đắng. Người bệnh nhai kẹo cao su, bạc hà có thể giúp cải thiện tình trạng. Đồng thời, mỗi người nên chủ động súc miệng bằng nước muối, uống nước trước khi ăn để cảm nhận rõ mùi vị thực phẩm.
Sự thay đổi nội tiết tố do mang thai có thể gây ra nhiều triệu chứng bất thường. Các hormone tăng lên trong cơ thể khiến hơi thở có mùi lạ. Sự gia tăng nồng độ estrogen và progesterone có thể làm khoang miệng xuất hiện các mảng bám và gây ra tình trạng viêm nướu. Nước bọt có tác dụng làm sạch răng. Mẹ bầu nên giữ đủ nước để tránh khô miệng, tránh gây ra cảm giác khó chịu về vị giác, hơi thở.
Bổ sung vitamin trước khi sinh như sắt hoặc chất bổ sung canxi cũng có thể dẫn đến triệu chứng này.
Tiếp xúc với hóa chất, đặc biệt là chì, có thể gây ra vị kim loại trong miệng và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu cho rằng nước uống của mình có thể bị nhiễm bẩn, hãy liên hệ với công ty cấp nước địa phương để xét nghiệm chì, các kim loại khác.
Chứng sa sút trí tuệ do mạch máu, các bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson có thể gây ra tình trạng rối loạn vị giác. Các triệu chứng bao gồm: miệng có mùi vị kim loại hoặc khó chịu trong miệng, nhận thức sai về hương vị...
Ngoài ra, một số người phát hiện ra mùi kim loại hoặc mùi khác mà bất kỳ ai xung quanh họ không thể ngửi thấy vì mùi đó không có thật. Tình trạng này được gọi là phantosmia, một ảo giác khứu giác do tình trạng xoang gây ra.
Các nguyên nhân khác khiến hơi thở có mùi kim loại bao gồm: dị ứng, chứng đau nửa đầu, chấn thương đầu...
Khi mùi hơi thở kim loại xuất hiện kèm theo nhiều triệu chứng cảnh báo sức khỏe như chảy máu nướu răng, bệnh thoái hóa thần kinh đi kèm vấn đề về trí nhớ hoặc suy nghĩ hoặc rối loạn vận động cần thăm khám bác sĩ ngay, giúp phòng ngừa tình trạng sức khỏe xấu.
Theo Vnexpress
https://vnexpress.net/vi-sao-hoi-tho-co-mui-kim-loai-4541079.html
Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...
Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...
Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...
Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...
Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...
Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...
Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...
Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...