Saturday, 27/04/2024

Vì sao đau cổ khi ngủ dậy?

20:49 19/12/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Đau cổ khi ngủ dậy là vấn đề thường gặp, xuất phát từ nhiều nguyên nhân, đôi khi đó có thể là dấu hiệu bệnh lý cần được điều trị kịp thời.

BS.CKI Lê Anh Khánh, Khoa Thần kinh cột sống, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cho biết, đau cổ vai gáy khi ngủ dậy là một tình trạng thường gặp và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu cơn đau không giảm sau vài ngày hoặc trở nên nghiêm trọng hơn thì người bệnh cần liên hệ với bác sĩ. Đặc biệt, người bệnh cần đến bệnh viện ngay khi phát hiện đau cổ vai gáy kèm theo các dấu hiệu như sốt, đau đầu, đau ngực và khó thở; xuất hiện khối u ở cổ, khó nuốt; cơn đau có dấu hiệu lan xuống tay chân, cảm giác tê hoặc ngứa ran ở tay chân; xuất hiện các triệu chứng bất thường liên quan đến bàng quang hoặc ruột...

Đau cổ vai gáy khi ngủ dậy nếu xuất phát từ bệnh lý có thể ảnh hưởng đến tay chân. Ảnh: Freepik

Đau cổ vai gáy khi ngủ dậy có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi và giới tính, thường xảy ra do hai nhóm nguyên nhân chính là thói quen sinh hoạt và bệnh lý.

Thói quen sinh hoạt

Nằm sấp khi ngủ có thể làm cho cổ bị vẹo sang một bên, dẫn đến hiện tượng căng cơ, gây đau và cứng cổ vào buổi sáng. Ngoài ra, tư thế này cũng làm cho vùng lưng bị căng thẳng, gây áp lực lên cột sống và các cơ lưng.

Gối ngủ không phù hợp: Trong khi ngủ, đầu và cổ tiếp xúc nhiều giờ với gối. Nếu gối quá cao hoặc quá thấp, quá mềm, quá cứng đều có thể gây căng cơ vùng cổ, dẫn đến đau nhức khi thức dậy.

Chuyển động trong lúc ngủ như đột ngột ngồi dậy, khua chân khua tay, trạng thái trằn trọc hoặc cố gắng đi vào giấc ngủ... cũng có thể làm căng cơ vùng cổ, gây ra tình trạng đau mỏi cổ vai gáy.

Mất nước: Đĩa đệm là những cấu trúc nhỏ, xốp, nhằm giữa các đốt sống trong cơ thể, có thành phần cấu tạo chính là nước. Do đó, nếu cơ thể bị mất nước, đĩa đệm sẽ bị giảm độ dẻo dai, gây đau nhức.

Nguyên nhân bệnh lý

Chấn thương trước đó: Một số loại chấn thương trong thể thao, tai nạn... có thể không gây đau cổ ngay từ đầu mà sẽ xuất hiện sau đó vài giờ hoặc vài ngày. Đây là lý do tại sao sau khi bị chấn thương, người bệnh đi ngủ trong trạng thái bình thường nhưng lại đau nhức cổ khi thức dậy vào sáng hôm sau.

Thoái hóa đốt sống cổ là sự hao mòn của sụn xương ảnh hưởng đến các khớp và đĩa đệm ở cột sống cổ. Tình trạng này có thể xảy ra do vết nứt, sự lỏng lẻo của dây chằng hoặc thoái hoá đĩa đệm. Hậu quả là người bệnh cảm thấy đau xung quanh xương bả vai, đau dọc theo cánh tay và các ngón tay, đau cổ vai gáy khi thức dậy...

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ xảy ra khi các bao xơ bên ngoài đĩa đệm bị nứt hoặc rách, tạo ra khe hở và đẩy nhân nhầy ở trung tâm ra ngoài. Lúc này, ống sống, rễ thần kinh và màng tủy có thể bị chèn ép. Người bệnh sẽ có cảm giác đau cổ khi thức dậy, cơn đau có thể lan dần xuống cánh tay, bàn tay, vai gáy với triệu chứng tê mỏi khó chịu. Nếu không được điều trị kịp thời, về lâu dài, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như thiếu máu não, liệt nửa người, liệt tay chân...

Bác sĩ Khánh cho biết, nếu đau cổ khi ngủ dậy là hậu quả của thói quen sinh hoạt không đúng thì người bệnh có thể cải thiện tình trạng này bằng cách massage trực tiếp lên cơ và mô vùng cổ, để thúc đẩy quá trình lưu thông máu diễn ra thuận lợi hơn. Chườm nóng xen kẽ chườm lạnh cũng có tác dụng giảm đau nhức, căng cơ hiệu quả. Trong trường hợp cần thiết, có thể sử dụng thêm một số loại thuốc giảm đau, chống viêm không kê đơn.

Trường hợp đau cổ khi ngủ dậy không cải thiện dù đã áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà hoặc cơn đau bắt nguồn từ nguyên nhân bệnh lý, người bệnh nên sớm đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kịp thời điều trị.

Theo Vnexpress

https://vnexpress.net/vi-sao-dau-co-khi-ngu-day-4550047.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke