Thursday, 21/11/2024

Dấu hiệu bạn đang bị huyết áp thấp

11:36 21/12/2022

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Nếu bạn cho rằng huyết áp thấp không nguy hiểm bằng cao huyết áp, đó là quan điểm sai lầm.

Huyết áp thấp là khi chỉ số huyết áp dưới 90/60 mmHg. Ảnh: Hampsteadpt.

Huyết áp thấp là khi chỉ số huyết áp dưới 90/60 mmHg, trong đó huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) <90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) <60 mmHg.

Tình trạng huyết áp thấp chia làm 2 loại là huyết áp thấp sinh lý và bệnh lý.

  • Huyết áp sinh lý có thể do yếu tố gia đình hoặc sống ở vùng núi cao.
  • Huyết áp bệnh lý: Do sự suy giảm chức năng của các cơ quan như tim, thận, tuyến giáp, hệ thống thần kinh thực vật của cơ thể không tự điều chỉnh được.

Triệu chứng

-Hoa mắt, chóng mặt: Xuất hiện khi thay đổi tư thế đột ngột như đứng dậy sau khi ngồi quá lâu hoặc vừa ngủ dậy.

- Da tái lạnh, nhợt nhạt: Chân tay thường tê cóng và lạnh do tim không duy trì được việc tưới máu và cung cấp oxy đến da, làm giảm thân nhiệt.

- Đau đầu dữ dội hoặc mê sảng: Khi căng thẳng và hoạt động thể lực nặng, cơn đau đầu càng tăng lên, thường đau nặng hơn ở vùng đỉnh đầu.

- Ngất: Khi huyết áp hạ quá thấp, người bệnh sẽ có triệu chứng ngất.

- Nhịp tim nhanh, thở nhanh, nông: Huyết áp thấp dẫn đến cơ thể thiếu O2, khiến tim và phổi phải tăng cường hoạt động để bù, gây ra tình trạng nhịp tim và nhịp thở đều tăng nhanh.

- Giảm sự tập trung: Huyết áp thấp khiến não không nhận đủ O2 và chất dinh dưỡng do máu lên não giảm, dẫn tới giảm sức tập trung.

- Mờ mắt, nghe kém: Huyết áp thấp sẽ dẫn tới mất thính giác, giảm thị lực, đặc biệt nguy hiểm nếu như đang di chuyển trên đường.

- Mệt mỏi: Thường xuất hiện vào buổi sáng.

- Cảm giác buồn nôn, lợm giọng.

Người nguy cơ bị huyết áp thấp

-Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc có thai, nhất là trong khoảng 6 tháng đầu của thai kỳ. Sau đó, huyết áp sẽ trở lại bình thường sau khi sạch kinh hoặc sau sinh con.

- Bệnh lý tim mạch: Nhịp tim chậm, các vấn đề van tim, bệnh lý mạch vành và suy tim.

- Bệnh lý nội tiết: Chức năng tuyến giáp suy giảm hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức. Ngoài ra, bệnh suy tuyến thượng thận (bệnh Addison), đường huyết thấp (hạ đường huyết) có thể gây ra bệnh huyết áp thấp.

- Người bị mất nước, mất máu,thiếu máu: Lượng máu và dịch trong cơ thể giảm (do chấn thương, chảy máu, bệnh lý về máu như ung thư máu…), dẫn đến sự sụt giảm huyết áp nghiêm trọng.

- Người bị nhiễm trùng nặng: Nhiễm trùng đi vào máu dẫn tới tình trạng huyết áp giảm, gọi là sốc nhiêm khuẩn.

- Sốc phản vệ: Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng và có thể gây tụt huyết áp, khó thở, tử vong.

- Thiếu chất dinh dưỡng: Thiếu vitamin B12 và folate có thể gây ra thiếu máu và hạ huyết áp.

- Người phải sử dụng thuốc để hạ huyết áp: Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ là giảm huyết áp như thuốc lợi tiểu, chẹn beta, thuốc cho bệnh Parkinson, thuốc chống trầm cảm, viagra, nitroglycerine….

Phòng tụt huyết áp như thế nào?

Về chế độ dinh dưỡng, người dân nên duy trì ăn lượng muối khoảng 10-15 g/ngày (1-1,5 thìa cà phê); ăn nhiều chất dinh dưỡng và duy trì cân nặng ổn định (BMI 18,5-23); bổ sung đạm từ thịt, cá, trứng, sữa… Bên cạnh đó, hãy tăng cường rau họ đậu, hoa quả để bổ sung vitamin, chất xơ và chất khoáng.

Người dân nên ăn thành bữa nhỏ dễ tiêu. Uống các loại nước có tác dụng nâng huyết áp: Trà sâm, trà gừng, trà đặc, cà phê. Bạn nên hạn chế những loại thức ăn lợi tiểu như: Râu ngô, rau cải, dưa hấu, bí ngô...

Về chế độ sinh hoạt, bạn nên ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày. Người bệnh huyết áp thấp thường bị hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế đột ngột. Vì vậy, khi ngồi dậy, đứng dậy, bạn phải từ từ. Nằm ngủ nên để đầu thấp, chân cao.

Ngoài ra, bạn nên tránh những cảm xúc tiêu cực như lo lắng, sợ hãi, chán nản... Hãy tập thể dục ít nhất 10-15 phút/ngày bằng cách đi bộ, cầu lông, bóng bàn, bơi lội, điền kinh... Ban cũng nên tránh các môn dễ gây chóng mặt như nhào lộn, đu xà...

Đo huyết áp tại nhà hoặc đến các trung tâm y tế để kiểm tra bằng máy đo huyết áp (điện tử hoặc máy cơ) để phát hiện bất thường để có hướng điều trị kịp thời.

Nếu bạn cho rằng huyết áp thấp không nguy hiểm bằng cao huyết áp, đó là quan điểm sai lầm. Thậm chí, tình trạng này có thể dẫn đến nguy cơ tử vong người nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

Do vậy, nếu có một trong số những triệu chứng kể trên, bạn nên đo huyết áp để biết rằng mình có bị huyết áp thấp hay không. Từ đó, chúng ta sẽ có biện pháp xử trí cho phù hợp.

Theo Zingnews

https://zingnews.vn/dau-hieu-ban-dang-bi-huyet-ap-thap-post1386521.html

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke