Thursday, 21/11/2024

Về Huế tìm ‘dấu Trịnh’

15:57 26/04/2021

Tạp chí Khỏe Đẹp 365 Tròn 20 năm nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn rời cõi thế. Với Huế, "dấu vết" Trịnh vĩnh viễn không phai mờ theo thời gian. Dòng Hương, khung trời cố đô, những con đường, nơi chốn hẹn hò, thành quách rêu phong, tháp cổ trầm ưu... vẫn cứ thế tồn tại trong đời thực này và trong nhạc Trịnh mãi mãi.

Xứ Huế là quê hương của Trịnh Công Sơn, cũng là nơi chất chứa nhiều kỷ niệm về tình yêu thời trai trẻ. Nơi đây tràn đầy cảm hứng để nhạc sĩ tài hoa họ Trịnh sáng tác nên nhiều tác phẩm âm nhạc để đời.
Trịnh Công Sơn người làng Minh Hương (xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh TT-Huế). Hương Vinh cũng là nơi có phố cổ Bao Vinh nổi tiếng lâu nay.
Từ Bao Vinh ngược dòng Hương, đến vùng đất ven sông gần “chợ Đông Ba cầu Gia Hội” ngày nay là con phố Trịnh (đường Trịnh Công Sơn, thuộc phường Phú Cát, TP Huế).
Đường Phan Đăng Lưu (phường Phú Hòa, TP Huế), nằm không xa “phố Trịnh” (đường Trịnh Công Sơn) là nơi gia đình nhạc sĩ họ Trịnh từng sinh sống.
Dốc Bến Ngự (Huế) cũng là nơi đi về một thuở thiếu thời của Trịnh.
Nhưng nơi có lẽ ghi đậm dấu ấn về Trịnh nhất tại Huế là căn gác nhỏ ở đường Nguyễn Trường Tộ (phường Vĩnh Ninh, TP Huế).
Nhiều sáng tác nổi tiếng của Trịnh như Diễm Xưa, Tuổi đá buồn, Hạ trắng, Lời buồn thánh… được cho là đã ra đời tại đây, gắn với những mối tình liêu trai, như mộng như thực của Trịnh, khiến hậu thế cho đến giờ vẫn còn tốn biết bao giấy mực để viết về nó.
Ngày nay, căn gác xưa mà Trịnh từng có thời “ở trọ trần gian” đã trở thành “Không gian Gác Trịnh”, là nơi để tưởng niệm người nhạc sĩ tài hoa.
Bên kia gác Trịnh, qua khỏi dòng sông An Cựu hiền hòa “nắng đục mưa trong” là nhà thờ Phủ Cam - nơi từng đi vào trong những tình khúc nổi tiếng của Trịnh Công Sơn.
Phía bờ Bắc sông Hương lâu nay có một con đường khi đi vào nhạc Trịnh (bài hát Mưa hồng) có tên là “đường phượng bay” như một giai thoại. Có nhiều giả thiết về vị trí thực của con đường này. Một trong những giả thiết về “đường phượng bay” là đường phố Lê Duẩn đi qua trước di tích Kỳ đài, Phu Vân Lâu ngày nay.
Nhưng cũng có giả thiết khác cho rằng, đường Đoàn Thị Điểm trong Kinh thành Huế ngày nay chính là “đường phượng bay” đã đi vào nhạc Trịnh.

Dù không gọi tên đích danh, nhưng dòng Hương vẫn luôn là nơi chốn không thể thiếu trong âm nhạc Trịnh Công Sơn.
Thành quách, lầu đài, Kinh thành Huế cũng là nơi tương tự như vậy…

Theo Ngọc Văn/ Tiền phong

Chia sẻ bài viết

Chế độ ăn giúp người bệnh viêm gan ngăn ngừa tổn thương gan

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan, ngoài việc ...

18/09/2023

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về tình trạng 24 nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội

Sáng 13/9, Bộ Y tế đã tổ chức gặp mặt báo chí ...

13/09/2023

Bệnh viện Quân y 121 không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Với không gian rộng rãi, chất lượng khám chữa ...

13/09/2023

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh, cách nào phòng tránh?

Không đưa tay lên mắt, mũi; thường xuyên rửa tay; ...

13/09/2023

Bổ sung collagen: Lợi và hại thế nào?

Collagen là một loại thực phẩm bổ sung khá phổ ...

13/09/2023

Các bài thuốc dân gian giải rượu

Rượu bia là một thức uống không thể thiếu trong ...

13/09/2023

Thời điểm tập thể dục tốt nhất cho sức khỏe?

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, ...

13/09/2023

Căn bệnh hơn 50% người già ở TP.HCM mắc phải

Qua khám sức khỏe và tầm soát bệnh mạn tính không ...

13/09/2023

Top các bệnh nghề nghiệp mà nhân viên văn phòng hay gặp phải

Những người thường xuyên làm việc trong phòng kín ...

13/09/2023

Mất tiền xăm môi, người phụ nữ nhận lại đôi môi bị nhiễm trùng

Phòng khám Da liễu, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp ...

13/09/2023
Thong ke